Lệnh cấm gạo Ấn Độ: “Cánh cửa” rộng mở cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

Sau lệnh cấm của Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhiều nước nhập khẩu đã phải gấp rút tìm nguồn cung mới. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác cũng được hưởng lợi, trong đó có Việt Nam.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước khu vực tăng mạnh sau lệnh cấm của Ấn Độ

Xuất khẩu gạo Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 99,7% về lượng và tăng 90% kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt trên 1,12 triệu tấn, tương đương 709,6 triệu USD, giá 631,1 USD/tấn.

Trong quý 1/2024, xuất khẩu gạo tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch và tăng 23,6% về giá so với 3 tháng năm 2023, đạt trên 2,18 triệu tấn, tương đương gần 1,43 tỷ USD, giá trung bình 653,9 USD/tấn.

Ấn Độ cấm xuất khẩu, một mặt hàng của Việt Nam lên cơn sốt ở nhiều nước châu Á: Indonesia tăng nhập khẩu 300%, thu về hơn 1,4 tỷ USD- Ảnh 2.

Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines trong 3 tháng đầu năm 2024, đạt trên 1,01 triệu tấn, tương đương gần 649 triệu USD, giá 641,7 USD/tấn, tăng 13,2% về lượng, tăng 44% về kim ngạch và tăng 27,3% về giá so với 3 tháng năm 2023. Thị trường này chiếm 46,4% trong tổng lượng và chiếm 45,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu gạo sang Indonesia đứng thứ 2 thị trường, tăng mạnh 199,7% về lượng, tăng 308,8% kim ngạch, đạt 445.326 tấn, tương đương 285,06 triệu USD, chiếm trên 20% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Tiếp theo, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia tăng 28,8% về lượng, tăng 60,6% kim ngạch và tăng 24,7% về giá so với 3 tháng năm 2023, đạt 98.917 tấn, tương đương 61,55 triệu USD, giá trung bình 622,3 USD/tấn, chiếm gần 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Thị trường lớn thứ 4 là Trung Quốc với lượng gạo xuất khẩu trong tháng 3 đạt 62.454 tấn, đạt giá trị 37,054 triệu USD, giảm 66,73% về lượng và giảm 66,02% về kim ngạch so với tháng 3/2023. Lũy kế 3 tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo sang Trung Quốc được 81.648 tấn, đạt kim ngạch 48,186 triệu USD, giảm 76,01% về khối lượng và giảm 75,79% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Ấn Độ cấm xuất khẩu, một mặt hàng của Việt Nam lên cơn sốt ở nhiều nước châu Á: Indonesia tăng nhập khẩu 300%, thu về hơn 1,4 tỷ USD- Ảnh 3.

Về sản lượng, Việt Nam hiện là nước sản xuất gạo lớn thứ 5 thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo thế giới tăng mạnh sau lệnh cấm của Ấn Độ. Giá gạo xuất khẩu tháng 8/2023, không lâu sau khi lệnh cấm có hiệu lực, đã tăng 15% so với tháng trước lên 645 USD/tấn.

Còn Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết giá gạo đã tăng 15-25%. Gạo tại các siêu thị Việt Nam hiện được bán với giá khoảng 100.000 đồng/3 kg. Giá thị trường đã tăng khoảng 40% so với năm trước – theo số liệu từ VFA.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, sản lượng lúa vụ mùa và đông xuân của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng 126 nghìn tấn (tăng 1,1%); trong đó sản lượng lúa vụ đông xuân ước đạt 10,7 triệu tấn, tăng 65 nghìn tấn (tăng 0,6%); sản lượng lúa mùa đạt 974 nghìn tấn, tăng 60 nghìn tấn (tăng 6,6%).

Đây là con số khá lớn khi sản lượng lúa đông xuân vùng ĐBSCL chiếm tới trên 50% sản lượng lúa đông xuân của cả nước. Nguồn cung dồi dào đã kéo giá lúa giảm nhẹ.

Một số chuyên gia dự báo giá gạo sẽ vẫn neo cao trong năm 2024. Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sau cuộc bầu cử và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino có thể kéo dài tới giữa năm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *