Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đứng trước bài toán nan giải về hàng giả hàng nhái xuất hiện ngày càng tràn lan và mất kiểm soát, nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp truy xuất nguồn gốc để bảo vệ sản phẩm cũng như uy tín thương hiệu của mình. Vậy tại sao phải xác minh nguồn gốc sản phẩm? Bài viết dưới đây chia sẻ chi tiết các thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lợi ích giải pháp mang lại cho doanh nghiệp cũng như tìm hiểu các ứng dụng được sử dụng trong giải pháp này và quy trình diễn ra như thế nào.
Contents
Truy xuất nguồn gốc là gì?
Khái niệm
Truy xuất nguồn gốc (tiếng anh gọi là Food Traceability) là hành động theo dõi và nhận diện, ghi lại thông tin nguồn gốc xuất xứ, lịch sử, quá trình vận chuyển của sản phẩm hàng hóa. Từ dó đảm bảo an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm, được coi là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả.
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là quá trình người tiêu dùng kiểm tra thông tin hàng hóa bao gồm: nguồn gốc xuất xứ, nhà cung cấp, vận chuyển…giúp người dùng tránh khỏi lựa chọn mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng góp phần giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình.
Truy xuất nguồn gốc trong tiếng Anh được gọi là traceability
Truy xuất nguồn gốc trong tiếng Anh có thể được dịch theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể. Dưới đây là một số cách dịch phổ biến và thường được sử dụng:
- Traceability: Đây là từ chuyên ngành được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như sản xuất, logistics, và an toàn thực phẩm. Nó chỉ khả năng theo dõi một sản phẩm từ nguồn gốc đến điểm đến cuối cùng.
- Origin tracking: Từ này nhấn mạnh việc theo dõi nguồn gốc của một sản phẩm hoặc vật liệu.
- Source verification: Tập trung vào việc xác minh nguồn gốc của một thứ gì đó.
- Provenance: Thường được sử dụng trong các lĩnh vực như nghệ thuật và khảo cổ học, để chỉ lịch sử sở hữu và nguồn gốc của một vật phẩm.
Ví dụ:
- Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm: “Food traceability” là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng các quy định của chính phủ.
- Trong lĩnh vực công nghệ: “Software traceability” giúp các nhà phát triển phần mềm theo dõi các thay đổi trong mã nguồn.
- Trong lĩnh vực khảo cổ học: “Artifact provenance” là việc xác định nguồn gốc và lịch sử của một hiện vật khảo cổ.
Cách sử dụng:
- Traceability: “The company has implemented a robust traceability system to ensure the quality of its products.” (Công ty đã triển khai một hệ thống truy xuất nguồn gốc mạnh mẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm.)
- Origin tracking: “We are working on a new system for tracking the origin of our raw materials.” (Chúng tôi đang làm việc trên một hệ thống mới để theo dõi nguồn gốc của nguyên liệu thô của chúng tôi.)
- Source verification: “Source verification is essential for ensuring the authenticity of this artwork.” (Việc xác minh nguồn gốc là rất quan trọng để đảm bảo tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật này.)
Truy xuất nguồn gốc trong tiếng Anh có nhiều cách dịch khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Việc hiểu rõ các từ tương đương và cách sử dụng của chúng sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn trong các tình huống liên quan.
Lợi ích giải pháp truy xuất nguồn gốc mang lại
Trên một số nước phát triển, truy xuất nguồn gốc được áp dụng từ lâu và được coi là bước quan trọng, bắt buộc không thể thiết trước khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường tiêu thụ. Tại Việt Nam những năm gần đây, giải pháp này mới được quan tâm và áp dụng thông qua chủ trương thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc của Chính phủ. Giải pháp này không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang đến cho người dùng những tiện ích khi tham gia mua sắm hàng hóa, sản phẩm.
Với doanh nghiệp sản xuất, giải pháp về truy nguyên nguồn gốc mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích bao gồm:
- Bảo vệ và nâng tầm giá trị thương hiệu một cách hiệu quả
- Tăng tính cạnh tranh cũng như kích thích hành vi mua hàng từ người dùng từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng
- Quản lý kho hàng hiệu quả, tối ưu hóa lưu trữ và giảm chi phí lưu kho
- Tiết kiệm nguồn nhân lực quản lý và tối đa chi phí đầu tư hệ thống
- Tạo nền tảng, mở đường hội nhập thị trường quốc tế
- Ngăn chặn hình thức sao chép thương hiệu và làm giả, giả mạo sản phẩm
Về phía người tiêu dùng, giải pháp truy xuất thông tin nguồn gốc sản phẩm đóng vai trò tạo ra sự minh bạch thông tin, cho phép người dùng nắm rõ nguồn gốc, quy trình sản xuất và phân phối của sản phẩm, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có nguy cơ mất an toàn. Hỗ trợ người dùng chọn các sản phẩm phù hợp với giá trị cá nhân như thân thiện với môi trường. Cuối cùng, nó giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng cách hỗ trợ phát hiện hàng giả, hàng nhái và đảm bảo quyền lợi khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào đó.
Quy trình 5 bước truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Doanh nghiệp thực hiện giải pháp theo 5 bước bao gồm:
Tiến hành khảo sát
Nhà cung cấp giải pháp tiến hành khảo sát và theo dõi từng quá trình, công đoạn trong quy mô sản xuất sản phẩm từ trại giống đến nơi chế biến, quá trình vận chuyển đến khi sản phẩm được hoàn thiện và tung ra thị trường tiêu thụ. Đảm bảo những thông tin cung cấp cho khách hàng chính xác và cụ thể nhất.
Tiến hành xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Sau khi tiến hành khảo sát, nhà cung cấp giải pháp tiến hành xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với quá trình hoạt động cũng như quy chuẩn của doanh nghiệp như tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,ASC….
Lưu ý: Khi lên quy trình, đảm bảo rằng khi khách hàng truy xuất, thông tin cung cấp thể hiện đầy đủ từng công đoạn, thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối.
Xây dựng biểu mẫu truy xuất
Đây được coi là bước quan trọng nhất trong cả quy trình. Tại bước này, nhà cung cấp giải pháp lập bảng biểu nhập các thông tin liên quan đến truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp: thông tin chi tiết về sản phẩm từ quá trình sản xuất chế biến đến phân phối phối sản phẩm. Căn cư vào biểu mẫu này, nhà cung cấp giải pháp xây dựng phù hợp với đặc thù sản phẩm của từng doanh nghiệp.
Thiết lập hệ thống phần mềm
Ngay sau khi có được các thông tin cần thiết về sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp, nhà cung cấp giải pháp sẽ thiết lập hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.
Hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm và triển khai giải pháp
Nhà cung cấp giải pháp tiến hành cung cấp hướng dẫn, đào tạo giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hệ thống phần mềm. Đồng thời chỉ dẫn doanh nghiệp các quy chuẩn về nhập liệu thời gian thực, cách quản lý phần mềm và nhận diện số lần truy cập của khách hàng.
Cuối cùng, áp dụng quy trình truy xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm thực hiện liên tục các bước đảm bảo ghi chép được mọi thông tin liên quan đến sản phẩm và người dùng có thể truy cập dễ dàng, minh bạch thông tin.
Quá trình này đòi hỏi sự cam kết và đầu tư từ phía doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính minh bạch và chất lượng sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Mỗi bước trong quy trình này đóng vai trò quan trọng, từ việc xác định mục tiêu ban đầu đến việc triển khai và duy trì hệ thống. Bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các bước này, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả, nâng cao uy tín thương hiệu và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về tính minh bạch và an toàn sản phẩm.
Công nghệ truy xuất nguồn gốc
Các công nghệ sử dụng trong giải pháp truy xuất thông tin nguồn gốc sản phẩm có sức mạnh, khả năng cũng như chi phí khác nhau. Một số công nghệ phổ biến được sử dụng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi cung ứng: Từ mã vạch, QR code, RFID, IOT đến blockchain
Mã vạch (Barcode)
Mã vạch (Barcode) là một trong những công nghệ lâu đời và phổ biến nhất. Nó bao gồm một chuỗi các vạch đen trắng song song, đại diện cho các số và ký tự. Mã vạch có thể được quét bằng các thiết bị đọc chuyên dụng hoặc smartphone, cung cấp thông tin cơ bản về sản phẩm như mã số, giá cả, và nguồn gốc xuất xứ. Ưu điểm của mã vạch là chi phí thấp và dễ triển khai, tuy nhiên nó có hạn chế về lượng thông tin có thể lưu trữ.
QR code (Quick Response code)
QR code là một bước tiến so với mã vạch truyền thống. Đây là mã ma trận hai chiều có thể chứa nhiều thông tin hơn trong một diện tích nhỏ. QR code có thể được quét dễ dàng bằng smartphone, cho phép người tiêu dùng truy cập nhanh chóng vào các trang web chứa thông tin chi tiết về sản phẩm. QR code rất linh hoạt, có thể chứa các loại dữ liệu khác nhau như văn bản, URL, hoặc thông tin liên hệ, làm cho nó trở thành một công cụ đa năng trong truy xuất nguồn gốc.
Công nghệ RFID
Radio Frequency Identification là công nghệ sử dụng sóng radio để nhận dạng và theo dõi các thẻ gắn trên sản phẩm. Hệ thống RFID bao gồm thẻ RFID (tag), đầu đọc và phần mềm xử lý dữ liệu. Thẻ RFID có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn so với mã vạch và QR code, đồng thời cho phép đọc dữ liệu từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Điều này làm cho RFID đặc biệt hữu ích trong quản lý kho hàng và theo dõi hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, chi phí triển khai RFID cao hơn so với các công nghệ khác.
Blockchain
Blockchain là công nghệ mới nhất và có tiềm năng cách mạng hóa quá trình truy xuất thông tin nguồn gốc. Đây là một hệ thống sổ cái phân tán, trong đó thông tin được lưu trữ trong các khối liên kết với nhau và không thể thay đổi. Mỗi giao dịch hoặc sự kiện trong chuỗi cung ứng được ghi lại như một “khối” mới trong chuỗi, tạo ra một bản ghi không thể chỉnh sửa về lịch sử của sản phẩm. Blockchain cung cấp tính minh bạch, an toàn và tin cậy cao, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống truy xuất nguồn gốc phức tạp. Tuy nhiên, việc triển khai Blockchain đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ và sự hợp tác giữa nhiều bên trong chuỗi cung ứng.
IoT
Internet of Things (IoT) sử dụng các thiết bị cảm biến thông minh kết nối mạng để thu thập và truyền dữ liệu thời gian thực về sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng. Công nghệ này giúp giám sát liên tục các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm. IoT tích hợp tốt với Blockchain và AI, nâng cao hiệu quả quản lý và phân tích dữ liệu. Tuy có chi phí đầu tư cao và cần chú ý đến bảo mật, IoT vẫn là công cụ quan trọng, mang lại sự minh bạch và tối ưu hóa cho hệ thống truy xuất thông tin nguồn gốc hiện đại.
Lĩnh vực ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc
Như đã đề cập, những năm gần đây, giải pháp truy xuất nguồn gốc được quan tâm và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Áp dụng cho hầu hết các loại sản phẩm tiêu dùng, giúp người mua biết rõ nguồn gốc, quy trình sản xuất và phân phối. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có giá trị cao hoặc yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trong thời đại ngày nay là an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm không đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đang xuất hiện mất kiểm soát trên thị trường, việc áp dụng truy nguyên, theo dõi nguồn gốc sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm vô cùng quan trọng.
Với mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn vệ sinh thực phẩm, hệ thống này giúp người tiêu dùng nắm rõ thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và vận chuyển thực phẩm. Nó cũng hỗ trợ việc kiểm soát chất lượng và xử lý nhanh chóng các vấn đề an toàn thực phẩm khi phát sinh.
Truy xuất nguồn gốc nông sản
Nghiên cứu cho thấy nhiều nông sản bị ô nhiễm hóa chất và sử dụng các chất tăng trưởng, gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Quản lý chuỗi cung ứng cũng giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và tăng cường niềm tin từ phía người tiêu dùng. Việc này cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc nhập xuất khẩu, đặc biệt là đối với các thị trường quốc tế khắt khe. Những tiêu chuẩn như: Gap, GlobalGap, VietGAP là những tiêu chuẩn quan trọng trong việc sản xuất nông sản sạch, tập trung vào an toàn thực phẩm, quản lý môi trường và quá trình nuôi trồng chăm sóc cây trồng.
Truy xuất nguồn gốc lâm sản
Quá trình này cho phép theo dõi sản phẩm gỗ từ khu rừng khai thác đến người tiêu dùng cuối cùng, giúp ngăn chặn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện đại sử dụng công nghệ như mã QR, blockchain và GPS để ghi lại thông tin chi tiết về nguồn gốc, quá trình vận chuyển và chế biến của sản phẩm lâm nghiệp. Điều này không chỉ nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng mà còn tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bền vững. Đồng thời, hỗ trợ các chương trình chứng nhận rừng bền vững như FSC và PEFC, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương phụ thuộc vào rừng.
Truy xuất nguồn gốc thủy sản
Trong ngành thủy sản ở Việt Nam, việc xuất khẩu vào Châu Âu đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Việc truy nguyên xuất xứ, nguồn gốc sẽ giúp đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường sự minh bạch và tin cậy cho người tiêu dùng. Để thực hiện điều này, ngành thủy sản cần áp dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo kiểm tra nguồn gốc thủy hải sản một cách hiệu quả và chính xác.
Các hệ thống truy xuất nguồn gốc này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm họ sử dụng.
Truy xuất nguồn gốc đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong thế giới kinh doanh hiện đại, đặc biệt trong các ngành liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ như IoT, Blockchain và AI, hệ thống truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên chính xác, minh bạch và đáng tin cậy hơn. Việc áp dụng giải pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, tăng cường uy tín thương hiệu và đáp ứng các yêu cầu pháp lý ngày càng nghiêm ngặt.