Trước đây hầu hết những hộ kinh doanh nấm rơm khi trồng nấm đều phải sử dụng đến meo nấm rơm để nấm có thể phát triển nhanh và đều nhau. Bởi meo nấm có chứa loại nấm giống tốt gúp nấm phát triển đều. Tuy nhiên việc trồng nấm bằng meo cũng là nguồn lây nhiễm nhiều mầm bệnh hại cho nấm. Vì thế việc áp dụng cách trồng nấm rơm không cần meo hiện rất được quan tâm.
Trồng nấm rơm không cần meo thường được áp dụng bằng cách trồng tự nhiên, chỉ cần chuẩn bị những nguyên vật liệu cơ bản như: rơm rạ sạch không bị mốc mọt, phân chuồng mục, nước sạch,… Hãy cùng Agri360 tham khảo phương pháp trồng nấm này nhé!
Contents
1. Ưu và nhược điểm khi trồng nấm rơm không cần meo
Phương pháp trồng nấm rơm không cần meo mang nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm riêng mà mọi người nên biết trước khi bắt tay vào thực hiện như sau:
1.1. Ưu điểm:
- Hạn chế được các nguy cơ nhiễm bệnh cho nấm
- Không cần tốn thời gian ủ rơm cấy meo
- Số lượng meo không bị hạn chế nên năng suất có thể cho ra nhiều hơn
- Tiết kiệm được chi phí đầu tư meo trồng nấm, dễ thực hiện
- Phương pháp này phù hợp với những hộ kinh doanh nấm nhỏ lẻ
1.2. Nhược điểm:
- Nấm có thể phát triển không đều và chậm. Không đảm bảo được năng suất nấm cụ thể.
- Tỉ lệ nhiễm bệnh cao nếu như không trồng bằng meo
- Yêu cầu kỹ thuật cao, đảm bảo điều kiện độ ẩm, ánh sáng,…để nấm mới phát triển
Qua các ưu điểm và nhược điểm bên trên, nếu chấp nhận được bạn có thể áp dụng trồng nấm theo phương pháp này. Nếu là người có kỹ thuật trồng nấm rơm lâu năm và trồng tại nhà với quy mô nhỏ thì phương pháp này sẽ thích hợp cho bạn.
2. Cách trồng nấm rơm không cần meo tại nhà
Khi biết được cách ủ rơm trồng nấm tại nhà không cần meo thì mọi người có thể thực hiện việc trồng nấm tại bất cứ đâu, trong thùng xốp, trong rổ hoặc thậm chí trong bịch… Bằng cách tận dụng những vi sinh vật tự nhiên có trong rơm nhằm phân hủy chất hữu cơ và giúp nấm rơm phát triển. Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm chi phí và vừa dễ thực hiện. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị rơm khô nhưng phải sạch và vôi bột, nước.
- Bước 2: Chặt rơm thành đoạn nhỏ tầm 10-15cm. Ngâm rơm trong nước vôi tầm 90 phút. Hoặc trụng qua nước sôi nhằm mục đích sát khuẩn và tẩy đi chất phèn chất mặn trong rơm. Không nên ngâm rơm quá lâu khiến rơm mềm và khó ủ.
- Bước 3: Vớt rơm ra để ráo. Rửa lại với nước sạch và chất rơm thành đống tầm 1-1,5m.
- Bước 4: Lấy bạt hoặc lá chuối phủ rơm lại để giữ nhiệt độ ẩm trong tầm 10 ngày
- Chú ý: Trong quá trình ủ tầm 2—3 ngày thì bạn hãy mở bạt ra để rơm thoáng. Tránh rơm không bị khô. Nếu quá trình ủ thời tiết nắng nóng thì Cũng thực hiện như thế
- Bước 5: Tầm 10 ngày thì nấm sẽ phát triển trưởng thành. Mọc ở đỉnh đống rơm. Lúc này bạn đã có thể dùng kéo để thu hoạch chúng.
2.1. Cách trồng nấm rơm trong thùng xốp không cần meo:
Cách trồng nấm rơm trong thùng xốp không cần meo
Tương tự cách ủ rơm như các bước bên trên – chỉ khác ở chỗ trồng trong thùng xốp dễ dàng di chuyển và thời gian nấm phát triển sẽ chậm hơn chút. Cụ thể, các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thùng xốp rửa sạch bằng nước clo để khử trùng. Đục lỗ ở đáy và các cạnh thùng. Rơm phô khô cắt đoạn tầm 10-15cm, nước, vải màn, túi nilong
- Bước 2: Tiến hành ngâm rơm trong nước tầm 24h và sau đó vớt ra xả sạch với nước
- Bước 3: Xếp rơm vào thùng xốp. Mỗi lớp rơm xếp vào sẽ có độ dày tầm 10cm => Tiến hành tưới nước vào rơm cho ẩm đều theo hình vòng tròn từ ngoài vào trong
- Bước 4: Dùng vải màn hoặc túi nilong che phủ thùng xốp lại để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên
- Bước 5: Chăm sóc cho nấm rơm sau khi trồng bằng cách tưới nước tầm 2-3 lần/ ngày vào sáng/ chiều. Nếu trồng trong thùng xốp thì tầm 20 ngày trở đi là nấm rơm sẽ nhú cao 5-7 cm và có thể thu hoạch
2.2. Cách trồng nấm rơm trong bịch nilong không cần meo:
Để có thể trồng nấm rơm trong bịch nilong không cần meo thì cần chuẩn bị rơm khô cắt nhỏ tầm 10-15cm, vôi bột, túi nilong, cùng các dụng cụ dao, kéo, chậu, xô
Bước 1: Ngâm rơm vào nước vôi tầm 90p và vớt ra để ráo và chất thành đống. Dùng bạt phủ kín rơm để tránh vi khuẩn tấn công
Bước 2: Ủ rơm ở tầm 10 ngày (khi ủ hãy mở bạt đảo đều rơm 2-3 ngày/ 1 lần). Sau khi rơm đã ủ đủ ngày thì nó sẽ có màu vàng nhạt với mùi thơm nhẹ và có độ mềm/ xốp
Bước 3: Dùng kéo cắt lỗ nhỏ đáy túi nilong để thoát nước và cho rơm vào túi sau đó ép chặt rơm lại và chừa tầm 5-7cm ở miệng túi
Bước 4: Đặt túi nấm tại nơi không có ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào và để nơi thoáng mát . Tưới nước cho nấm mỗi ngày 1 lần và tưới đẫm nước. Tầm 10 ngày trở đi thì nấm rơm sẽ nhú lên từ các lỗ của túi nilong bạn đã đục. Có thể thu hoạch khi nấm rơm đạt tầm 5-7cm.
3. Cách chăm sóc sau khi trồng nấm rơm không cần meo
Để chăm sóc sau khi trồng nấm rơm không cần meo đúng cách thì mọi người cần áp dụng các yếu tố sau:
- Phải ủ rơm đúng kỹ thuật thì rơm mới chín đều và phân hủy được một phần chất hữu cơ của nó
- Cần duy trì độ ẩm cho nấm rơm tầm 80-90% là tốt. Có thể duy trì độ ẩm bằng cách phun sương lên rơm thường xuyên (đặc biệt vào mùa khô)
- Hãy che đậy/ mở bạt cho mô nấm thường xuyên. Tùy điều kiện thời tiết để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển
- Nấm rơm đã nhú ra thì người trồng có thể tưới phân ủ hoai mục/ phân lân/ phân đạm lên để nấm phát triển nhanh hơn
- Tốt nhất nên kiểm tra nấm định kỳ trong quá trình trồng nhằm phát hiện kịp sâu bệnh và phòng trừ để không bị thất thu
4. Cách thu hoạch và bảo quản
Nấm rơm trồng không cần meo cũng có phương pháp thu hoạch và bảo quản tương tự các loại nấm trồng bằng meo nấm rơm.
4.1. Cách thu hoạch
Dùng tay xoay nhẹ cây nấm để tách khỏi mô. Hoặc dùng dao, kéo để thu hoạch. Tránh để sót chân nấm. Vì chân nấm nếu thối ra sẽ làm hư các nụ nấm bên cạnh. Thời điểm thu hoạch nấm rơm trồng theo phương pháp này là tầm 10-20 ngày sau khi ủ. Để biết nấm đã đủ thời gian thu hoạch thì mọi người có thể nhận diện qua cây nấm có mũ tròn hơi nhọn.
4.2. Cách bảo bản nấm rơm sau thu hoạch
Có thể thực hiện bảo quản tươi như sau:
– Rửa sạch nấm rơm bằng nước lạnh để ráo.
– Cắt bỏ gốc nấm và cho nấm vào hộp nhựa / hộp thủy tinh có nắp đậy kín
– Bảo quản ở tủ lạnh với nhiệt độ tầm 10-15 độ C. Nếu muốn bảo quản nấm rơm trong tầm 1 tháng thì có thể bảo quản bằng cách trữ đông, bỏ ngăn đá tủ lạnh.
Trường hợp muốn bảo quản nấm rơm trong tầm 6 tháng-1 năm thì có thể cắt gốc rửa sạch – phơi khô – cho vào túi zip/ lọ thủy tinh bảo quản – khi cần dùng thì ngâm nước ấm tầm 30p để nấm rã là là có thể dùng.
5. Một số lưu ý
Khi trồng nấm rơm không cần meo, mọi người cần lưu ý các vấn đề sau:
- Phải nắm rõ ưu nhược điểm của phương pháp này có phù hợp với mình hay không
- Khi chọn nguyên liệu trồng nấm phải chọn rơm tươi và không quá già hay bị lẫn tạp chất – phải ngâm rơm kỹ trong vôi để loại bỏ vi khuẩn
- Phải chăm sóc trong quá trình ủ rơm và thu hoạch đúng thời điểm – không thu hoạch nấm quá non hoặc quá già (chất lượng nấm sẽ không đạt)
- Nấm rơm có thể thu hoạch liên tiếp từ 2-3 tháng
- Nấm rơm không ưa ánh sáng nên khi trồng mọi người nên chọn vị trí thoáng và không có nắng chiếu thẳng vào
- Tưới 1 lượng nước như kiểu phun sương, nếu tưới quá nhiều trong quá trình trồng và chăm sóc thì nấm sẽ bị úng
Hy vọng các thông tin bên trên sẽ giúp mọi người nắm rõ được kỹ thuật trồng nấm rơm không cần meo. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng rơm, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,… nên sẽ có người thu hoạch được nhiều và ngược lại. Chúc mọi người áp dụng thành công!