Nấm bào ngư được biết đến là loại thực phẩm chứa các thành phần dinh dưỡng cao cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Với sự phát triển của các phương pháp trồng nấm dễ dàng và hiệu quả, việc trồng nấm bào ngư tại nhà đã và đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho những ai yêu thích nấu ăn và chăm sóc sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách trồng nấm bào ngư ngay tại căn bếp của mình. Từ việc chuẩn bị môi trường lý tưởng đến kỹ thuật chăm sóc, bạn sẽ khám phá những bí quyết và mẹo hữu ích để có thể thu hoạch những mẻ nấm bào ngư ngư tươi ngon và bổ dưỡng ngay tại nhà.
Contents
1. Chuẩn bị các nguyên liệu trồng nấm bào ngư
Để quá trình trồng nấm bào ngư tại gia thành công thu hoạch được những mẻ nấm tươi ngon, bạn cần lưu ý và chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ và phôi nấm như dưới đây.
Nguyên liệu nuôi nấm bào ngư
Nguyên liệu chính để nuôi trồng nấm bào ngư tại nhà là các loại phế thải của ngành nông nghiệp giàu chất cenluloz như rơm, rạ, mùn cưa của loại gỗ mềm và các loại mùn cưa của các loại gỗ không có nhựa ngăn meo nấm phát triển như cao su, xoài, thân bắp, cùi bắp…
Dụng cụ trồng nấm
Các dụng cụ hỗ trợ trồng nấm bào ngư cụ thể bao gồm: bình phun sương loại có vòi phun mịn, dây buộc nấm, túi nilon chứa rơm/rạ/mùn cưa hoặc có thể thay bằng rổ hoặc thùng xốp đục lỗ.
Phôi trồng nấm bào ngư
Khi chọn phôi nấm bào ngư để trồng tại nhà, hãy ưu tiên phôi từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Kiểm tra phôi có màu trắng sáng, không bị nhiễm mốc hoặc ký sinh trùng. Đảm bảo phôi được đóng gói cẩn thận và xem xét giá cả cùng đánh giá của người dùng trước khi mua. Chọn phôi chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được vụ mùa nấm bào ngư tươi ngon và thành công.
2. Hướng dẫn 2 bước trồng nấm bào ngư tại nhà
Ngày nay nấm bào ngư được trồng tại nhà theo 2 cách phổ biến như trồng nấm bào ngư trong thùng xốp và trồng từ phôi nấm.
Các bước trồng nấm bào ngư trong thùng xốp
Thực hiện trồng nấm bào ngư trong thùng xốp theo từng bước như sau:
Bước 1: Khi sử dụng thùng xốp để trồng nấm bào ngư, bạn nên chọn chỗ trồng phù hợp, chọn những nơi có độ ẩm cao và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào như gầm cầu thang hoặc nhà tắm không sử dụng. Chọn thùng xốp có độ cao từ 40cm trở lên rồi đục lỗ xung quanh để tạo độ thoáng, tiếp đó bạn hãy dán miếng nilon hoặc áo mưa cũ lên trên mặt trống của thùng xốp để để che giữ độ ẩm.
Bước 2: Cho phôi nấm vào trong thùng xốp rồi xếp chồng lên nhau. Lưu ý, hãy lựa chọn những phôi nấm đã chạy kín tơ trắng để đặt vào thùng xốp và tháo bông gòn ở miệng phôi nấm ra.
Bước 3: Dùng bình xịt phun sương tưới nhiều nước vào thân nấm để tạo độ ẩm, đặc biệt không được tưới lên miệng nấm.
Bước 4: Khi nấm đã mọc lên, bạn có thể tưới vào tai nấm để nấm lớn nhanh hơn. Hãy thêm vài cục đá vào thùng để làm giảm nhiệt độ bên trong thùng xốp khi trời nắng nóng.
Bước 5: Thu hoạch nấm sau 10 ngày từ khi trồng. Nếu để lâu hơn 10 ngày nấm sẽ già mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Lưu ý khi trồng nấm bằng thùng xốp:
- Khi tưới xong, bạn nên đậy thùng xốp lại để tránh tình trạng độ ẩm thoát ra ngoài
- Khi thu hoạch nấm nên nắm sát cổ nấm rồi lắc nhẹ để thu hoạch được nguyên chùm nấm.
- Sau khi thu hoạch chờ thêm 7 ngày trước khi chăm sóc và thu hoạch đợt nấm tiếp theo.
Trồng nấm bào ngư từ phôi
Tương tự như trông nấm bào ngư tại nhà bằng thùng xốp, bạn tiến hành thực hiện các bước sau để trồng nấm bào ngư tại nhà bằng phôi nấm hiệu qua.
Bước 1: Rơm, rạ bạn đem nhúng qua nước sạch, sau đó ngâm rơm với nước vôi với tỉ lệ 1kg nguyên liệu cần 20g vôi tôi trong khoảng thời gian 15-30 phút. Sau khoảng thời gian đó, bạn vớt rơm rạ ra ủ thành đống.
Bước 2: Sau khi ủ rơm xong, tiến hành đóng vào túi nilon có kích cỡ 30x40cm (đối với mùa hè) và 35-50cm (đối với mùa đông)
Lưu ý trong bước này, bạn băm nhỏ nguyên liệu thành các đoạn ngắn khoảng 5-7cm và khu vực cấy giống cần đảm bảo sạch sẽ.
Bước 3: Lần lượt bỏ nguyên liệu vào trong bao nilon với độ cao 5-7cm và nén chặt thành khối hình trong đều. Sau khi nén xong, rắc lớp giống xung quanh lớp rơm rạ sát phía bên ngoài thành túi sao, thực hiện tương tự như vậy đủ 3 lớp. Đến lớp trên cùng, rắc giống nấm đều trên bề mặt.
Bước 4: Dùng cục bông đặt phía trên miệng túi và lấy dây buộc nút bông lại.
Bước 5: Chuyển bịch nấm vào nơi ươm giống hoặc đặt trên giá hay dưới đất đều được. Đặt các bịch nấm với khoảng cách từ 5-7cm, ươm trong khoảng từ 20-25 ngày.
Bước 6: Khi bịch nấm phát triển tốt có nghĩa sau 20-25 ngày tính từ lúc cấy giống, sợi nấm ăn cách đáy khoảng 1cm thì đem đi rạch. Sử dụng dao nhọn và sắc rạch 4 đến 6 đường xung quanh với khoảng cách đều nhau. Bỏ bông nút miệng túi và nén bịch chặt hơn, dùng dây nilong buộc miệng túi lại. Hãy nhớ phun sương khoảng 4-6 lần cho mỗi bịch nấm.
Bước 7: Thu hoạch nấm khi xuất hiện tai nấm có đường kính từ 3-5cm.
3. Quy trình trồng nấm bào ngư
Quá trình trồng nấm bào ngư trải qua các giai đoạn khác nhau và trong mỗi giai đoạn sẽ cần các điều kiện môi trường cụ thể khác nhau.
Giai đoạn đầu
- Lựa chọn chân nền cho nấm gồm rơm rạ, mùn cưa, bã cà phê để nấm phát triển tốt
- Nhiệt độ lý tưởng thúc đẩy nấm phát triển trong khoảng 20-24 độ C
- Để túi nấm tại nơi thoáng mát để trao đổi không khí cũng như tăng cường quý trình trao đối, lưu thông không khí
- Giữ nấm trong bóng tối để nấm không bị dập sớm, ví dụ: đặt trong tủ, hộp hoặc phòng tối.
Giai đoạn đậu quả
Giai đoạn này là từng bước lớn lên của cây nấm. Quá trình này đòi hỏi phải đạt các yêu cầu về điểu kiện đầy đủ.
- Đặt cây nấm ở nơi gần cửa sổ hoặc nơi có bóng râm, tránh để nấm dưới ánh sáng trực tiếp. Nguyên do, nấm là loại hấp thụ dưỡng chất từ chất hữu cơ từ ánh sáng gián tiếp mà không cần ánh sáng trực tiếp.
- Độ ẩm lý tưởng để nấm phát triển là 80-95%, nếu đặt ở nơi quá khô thì nên phun nước 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm.
- Vào giai đoạn này, nấm phát triển tốt nhất trong khoảng 10-25 độ C.
4. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư
Người trồng nấm cần nắm vững một số kỹ thuật cơ bản để đảm bảo nấm phát triển khỏe mạnh và đạt chất lượng cao. Trước tiên, họ phải hiểu về nấm và nắm rõ về các điều kiện môi trường cần thiết cho từng loại nấm, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Việc chuẩn bị môi trường trồng như giá thể và khử trùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh và nấm mốc không mong muốn.
Kỹ thuật tưới nước hợp lý và quản lý dinh dưỡng cho nấm là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển. Ngoài ra, người trồng cần thường xuyên kiểm tra và xử lý các vấn đề về sâu bệnh hoặc điều kiện bất lợi. Sự kiên nhẫn và khả năng quan sát cẩn thận cũng rất quan trọng để đạt được thành công trong việc trồng nấm.
Tóm lại, cách trồng nấm bào ngư tại nhà tuy đơn giản nhưng mang lại nguồn thực phẩm tươi ngon mà còn giúp bạn tận hưởng niềm vui trong quá trình chăm sóc cây trồng. Bằng cách hiểu rõ các yếu tố cần thiết như lựa chọn giống nấm chất lượng, chuẩn bị giá thể phù hợp, duy trì điều kiện môi trường lý tưởng và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc đúng cách, bạn có thể dễ dàng tạo ra một môi trường lý tưởng cho nấm bào ngư phát triển. Dù cần sự chú ý và kiên nhẫn, những nỗ lực này đều xứng đáng với thành quả là những đợt thu hoạch nấm bào ngư thơm ngon và bổ dưỡng ngay tại không gian sống của bạn.