Chinh phục kỹ thuật nuôi Baba nhanh lớn, mang lại lợi nhuận cao

Nuôi trồng thủy sản đa dạng về số lượng loài. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà người nông dân có thể nuôi các loài khác nhau. Cho ra sản lượng và năng suất cao trong công tác chăm nuôi thủy hải sản. Trong đó, nghề nuôi Baba đã được nhiều bà con áp dụng và trở thành nguồn đầu tư tài chính lớn giúp cải thiện kinh tế. Chính vì Baba không chỉ là một món ăn dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh ở người. Như ho lao, đau lưng, rụng tóc hoặc thận yếu. Thời gian trước đây, do chưa nắm bắt được một số kỹ thuật chăm nuôi cũng như nguồn giống khan hiếm nên chưa được phát triển rộng rãi.

Tuy nhiên, ngày nay, chăm nuôi Baba trở nên quen thuộc và phổ biến hơn đối với bà con nông dân. Nhiều hộ nuôi áp dụng kỹ thuật nuôi hiện đại hơn, tiên tiến hơn. Cho ra năng suất và chất lượng Baba cao. Một số thông tin được chia sẻ sau đây sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu về phương pháp nuôi Baba nhanh lớn và có năng suất cao.

Kỹ thuật nuôi Baba

Nuôi Baba nhanh lớn

Kỹ thuật nuôi Baba nhanh lớn, mang lại lợi nhuận cao

1. Chọn giống Baba

1.1. Các giống Baba phổ biến:

Chọn giống là kỹ thuật quan trọng, nếu chọn được loại giống tốt, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi sẽ cao. Hiện nay có 3 giống Baba bà con có thể tham khảo:

  • Baba trơn: đặc điểm của giống này là không có những nốt sần, bụng màu vàng, thỉnh thoảng lại có những chấm màu đen giống như đốm hoa. Loại giống này thích hợp sống ở vùng nước nhọt như sông, hồ, ao… ở khu vực miền Bắc.
  • Baba gai: Giống này dễ nhận biết. Trên mai có nhiều nốt gai sần theo đặc trưng tên gọi, dùng tay sờ vào mai sẽ thấy nháp tay, càng về phía cuối mai những nốt sần gai càng nhiều và nổi rõ. Giống này cũng thích hợp với môi trường nước ngọt, các vùng sông suối, ao hồ miền Bắc.
  • Baba miền Nam (Cù Đinh): Giống này  ở phần cỏ có vòng gai sần, phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên đổ vào miền Nam. Giống này khá hung dữ.

Trong cả 3 loại giống nêu trên thì baba gai được nhân giống nuôi phổ biến hơn cả vì chúng nhanh lớn, sản lượng thịt tốt.

Nhờ mô hình nuôi ba ba bán con giống anh nông dân này mỗi năm thu 3 tỷ đồng

Giống ba ba gai

1.2. Yêu cầu khi chọn giống:

Để chọn được con giống khỏe mạnh, bà con cần lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chọn những con đồng trang lứa để chúng cùng nhau phát triển. Điều này đặc biệt rất quan trọng khi người nuôi có ý định nuôi lai tạo giống.
  • Con giống phải khỏe mạnh. Da không bị trầy xước. Không bị mắc bệnh.
  • Loại ngay khỏi đàn những con có biểu hiện: dị tật hoặc mù mắt, các bộ phận mu, đuôi, 4 chân mỏ bị dị hình.
  • Người nuôi nên chọn ba ba con khoảng 4 tháng tuổi với trọng lượng cơ thể ít nhất 100g/ con.
  • Lựa chọn con đực: Phải có thân hình mỏng, đuôi dài ra khỏi mai, bà con có thể dùng tay để sờ vuốt trực tiếp lên phần cuối mai sẽ không thầy sần gợn sóng như con cái.
  • Lựa chọn con cái: Phải chọn những con có thân hình tròn hoặc bầu dục , phần đuôi ngắn hơn con đực. Vuốt phần mai về cuối sẽ thấy sần sùi hơn con đực.

Ngoài ra, nếu khi thả ba ba giống xuống ao nuôi không thấy chúng chui xuống bùn thì đó là dấu hiệu của giống kém chất lượng

2. Chuẩn bị ao nuôi phù hợp

Môi trường đất, nước có vị trí quyết định quan trọng đến tốc độ lớn, bệnh tật của ba ba nuôi. Đất, nước bạc màu, hàm lượng N, P, K trong đất, nước thấp rất thích hợp với việc nuôi ba ba. Vì vậy, các tỉnh miền núi, trung du nuôi ba ba tốt hơn các tỉnh đồng bằng.

Ba ba thuộc lớp bò sát thân thiện, thở bằng phổi, sống ở môi trường dưới nước và đẻ trứng trên cạn. Chúng sống được bả ở mực nước dưới đáy ao nuôi và thích chui rúc vào hàng hốc, bờ kè xung quanh. Vì vậy, bà con có thể chuẩn bị ao hay cũng có thể xây bể xi măng để nuôi Baba tạo môi trường sống giống với một ao nuôi tự nhiên. Tuy nhiên, dưới hình thức nào thì cũng cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật

Yêu cầu cần đảm bảo

  • Ao nuôi Baba nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, kín đáo, không bị cớm rợp, dễ thoát nước. Không bị úng ngập, có nguồn nước cấp độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Diện tích ao có độ rộng hẹp vừa phải. Ao nuôi Baba bố mẹ từ 100-200m2/ao, lớn nhất không nên quá 400m2. Ao nuôi Baba thịt từ 100-200m2/ao, lớn nhất không quá 1.000m2.

Đảm bảo ao nuôi đúng theo các yêu cầu kỹ thuật 

Đảm bảo ao nuôi đúng theo các yêu cầu kỹ thuật

  • Độ sâu thích hợp tính từ đáy ao lên đỉnh bờ. Ao nuôi Baba bố mẹ 1,5-2m, có mức nước chứa thường xuyên từ 1,2-1,5m, thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm. Ao nuôi Baba thịt từ 1,5-2m, có mức nước chứa thường xuyên 1-1, 2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm. Đáy ao nuôi Baba thịt và Baba bố mẹ tốt nhất vừa có chỗ nông vừa có chỗ sâu, để thích hợp với điều kiện tự nhiên của Baba.
  • Nên xây chỗ cho Baba nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ. Có chỗ cố định cho Baba ăn để tiện theo dõi. Xung quanh phải xây bờ cao để tránh Baba vượt ra ngoài.

3. Thời điểm, mật độ thích hợp để thả nuôi Baba

3.1. Thời vụ:

Thời vụ nuôi bắt đầu từ cuối tháng 3 – đầu tháng 12. Đối với các Tỉnh khu vực phía Bắc từ giữa tháng 12 – hết tháng 2 thời tiết lạnh, nhiệt độ nước dưới 180C khiến Baba không ăn và không lớn. Các tháng Baba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 – tháng 10.

Thú vị mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng lời gấp 10 lần Agrivn

Lựa chọn con giống kỹ trước khi thả nuôi

Baba hoa nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm do khí hậu ấm áp. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi dao động trong phạm vi 24-32 độ C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30 độ C.

3.2. Mật độ thả:

Đối với mô hình nuôi ba ba thương phẩm, mùa vụ thả thích hợp từ tháng 2 – tháng 3 hàng năm. Mật độ bãi đẻ trung bình 1m2 dùng cho 10 – 15 con Baba cái. Nếu chăn nuôi ở quy mô gia đình, bà con có thể thả với mật độ 0,5 – 1 con/m2 (tuy nhiên năng suất không cao). Con chăn nuôi theo hướng thâm canh, mật độ thích hợp khoảng 4 – 5con/m2. Đối với Baba con ương lấy giống: giai đoạn từ khi mới nở đến 35 ngày tuổi mật độ thả từ 20 – 30 con/m2.  Giai đoạn từ sau 35 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi, mật độ ương 10 – 15 con/m2.

4. Thức ăn chủ yếu cung cấp cho Baba

Hiện tại chưa có thức ăn riêng dành cho Baba. Nên chủ yếu thức ăn của Baba là các loại cá, tôm băm thái cho ăn. Trước khi cho Baba ăn phải được rửa sạch nhớt, máu mới thả xuống bãi hoặc giàn cho ăn. Tránh lượng thức ăn thừa gây thối làm nhiễm bẩn nguồn nước trong ao nuôi.

Tập trung cho ăn tích cực đối với Baba bố mẹ từ tháng 6 – tháng 9 cho Baba béo, hình thành trứng. Qua đông vỗ tiếp để Baba đẻ vào tháng 4, chất lượng sẽ tốt, tỷ lệ nở cao. Loại thức ăn tốt nhất hiện nay vẫn là cá biển tươi băm nhỏ, các loại cá tạp chất lượng kém hơn. Ngoài ra phải bổ sung trùn quế (giun), ốc. Riêng Baba giống, thức ăn tốt nhất là trùn, cá mè luộc, cho ăn ngày 2 lần.

Thức ăn cho Baba

Thức ăn cho Baba

Dùng các loại cá đáy kém chất lượng làm thức ăn chính. Bổ sung thêm bằng gà con kém phẩm chất, ruột gia cầm, phổi lợn. Baba sinh sản được nuôi bằng cá đáy sẽ đẻ ra trứng có vỏ cứng hơn. Cho ăn 1 lần/1 ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối bằng cách ném thức ăn vào bể.

5. Chăm sóc và nuôi dưỡng

Nuôi ba ba sinh sản nên duy trì tỷ lệ đực cái trong ao nuôi là 1: 3. Không nên thả quá nhiều con đực vì chúng hung hăng tranh giành con cái sẽ gây ra xô xát, làm hỏng quá trình giao phối.

Baba ương nếu muốn thu hoạch xuất bán thì nên tháo cạn nước để bắt hoặc dùng lưới để vét, nên thu hoạch vào buổi sáng sớm mát trời. Khi bắt phải nhẹ nhàng tránh làm chúng bị thương. Baba luôn luôn tìm cách trốn thoát ra ngoài, vì vậy bờ kè ao cần được xây dựng chắc chắn, kiểm soát mực nước, đặc biệt là sau khi mưa.

Chú ý:

1. Thay nước ao nuôi vào mùa hè để nước ao luôn sạch sẽ.

Người nuôi không nên thay một loạt nước sẽ khiến chúng khó thích nghi. Hãy thay dần dần, mỗi ngày cho vào bể từ 20 – 50% lượng nước trong ao, đến 12 – 15 ngày thì thay hết nước, làm vệ sinh đáy bể nuôi. Xả nước vào từ từ. Đến mùa đông thì mỗi tháng chỉ thay nước 1 lần. Nếu có thức ăn thừa thì nên dọn dẹp tránh để sinh mầm bệnh.

2. Theo dõi nhiệt độ nước để điều chỉnh lượng thức ăn cho chúng, cụ thể:

  • Trên 30 độ C lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng thân.
  • 25 – 29  độ C lượng thức ăn = 7 – 8% trọng lượng thân
  • 20 – 25 độ  C lượng thức ăn = 4 – 5% trọng lượng thân.
  • Dưới 20 độ  C ba ba rất ít ăn.
  • Từ 10 độ C trở xuống ba ba sẽ ngừng ăn.

6. Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở Baba

Baba ngoài tự nhiên hoặc nuôi trong ao nuôi có mật độ thưa ít bị bệnh. Tuy nhiên khi nuôi thương phẩm với mật độ cao, nuôi trong bể xi măng, công tác quản lý không tốt, chúng rất dễ mắc bệnh, bệnh lây lan nhanh gây chết hàng loạt, thiệt hại vô cùng lớn.

6.1. Phòng bệnh cho ba ba

Thay nước ao theo mùa để đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ không gây mầm bệnh. Trước mỗi mùa vụ, ao nuôi phải được dọn dẹp sạch sẽ, bà con có thể rắc thêm một lớp vôi sống từ 10 – 15kg/100m2 để khử trùng. Ngoài ra cũng có thể thay lớp cát củ ở đáy ao.

Nhiều người khi bắt đầu nuôi ba ba con đến 3 tháng tuổi chết mà không rõ nguyên nhân. Thực chất là khi nở chúng bị hở rốn, nhiễm bệnh hoặc mật độ nuôi quá dày. Bà con phải kiểm soát chặt chẽ khâu này. Nếu trong ao nuôi có những con bị bệnh cần phải bắt lên, nuôi riêng biệt, sử dụng thuốc điều trị.

Một số nơi nuôi còn dùng cây nghể dại vò ra và thả xuống khu vực ba ba thường xuyên đi lại nhằm phòng bệnh ỉa chảy và ghẻ lở.

6.2. Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị

Bệnh sưng cổ:

Biểu hiện: Cổ ba ba bị sưng, không thể rụt vào bên trong mai.

Cách trị: Bà con sử dụng thuốc Clorocid/ Sulfamid trộn với thức ăn. Ngày đầu tiên 0,2g thuốc/ 1 kg thức ăn. Hai ngày sau 0,1 thuốc/ 1 kg thức ăn cho chúng ăn liên tục 3 ngày.

Bệnh ký sinh đơn bào 

Biểu hiện: Bệnh này có thể nhìn bằng mắt thường nếu kí sinh phát triển nhiều. Còn nếu ngược lại thì chúng giống với bệnh nấm thủy mi rất dễ gây nhầm lẫn. Nuôi Baba con dễ bị mắc bệnh này khiến cho chúng bị chết hàng loạt, thiệt hại rất lớn.

Cách trị: Bà con sử dụng viên sủi TCCA liều lượng 1g/m3 nước để thả xuống ao nuôi.

Bệnh nấm thủy mi

Biểu hiện: Cổ và chân có những vùng bị xám trắng, ở khu vực đó có sợi nấm mềm. Khi phát triển mạnh, sợi nấm sẽ lên thành bụi trắng dễ quan sát. Bệnh này khiến chúng bị lở loét, lâu dần sẽ chết. Tỷ lệ chết đến 40%. Nấm thủy mi phát triển ở nhiệt độ nước 18 – 25 độ C, vào thời điểm mùa đông, mùa mưa xuân (miền Bắc)

Cách trị: Bà con cũng chữa trị bằng viên sủi TCCA.

Bệnh viêm loét do vi khuẩn gây ra:

Nguyên nhân do mật độ nuôi dày, nước ao bẩn.

Biểu hiện: Chúng có thể bị viêm loét ở cổ, chân, đầu, miệng. Một số con bị nặng thì vết lở loét còn bị đóng kén, xuất huyết. Ngoài ra có biểu hiện kén ăn, cụt móng chân, mắt đỏ, cơ thể mềm nhũn, khi bị lật ngửa cũng không có đủ sức lật lại… Lâu ngày không được chữa trị thì ba ba sẽ chết.

Cách trị: Bà con sử dụng thuốc kháng sinh Rifampicin trộn với mỡ lợn để bôi lên vị trí bị lở loét. Giữ con bị bệnh đó trên cạn khoảng 30 – 60 phút để thuốc khô lại sau đó thả xuống nước. Bôi thuốc khoảng 7 ngày: ngày đầu dùng 100mg/ 1kg, từ ngày 2 – 7 dùng 50mg/ 1kg.

7. Thu hoạch và vận chuyển

QUY TRÌNH Kỹ THUậT NUÔI BA BA GAI THƯƠNG PHẩM
Thu hoạch Baba

Mùa vụ thu hoạch ba ba là tháng 11, 12 vì giai đoạn này thời tiết lạnh chúng đã bắt đầu kén ăn, bỏ ăn. Trong quá trình thu hoạch nên giữ lại những con nhỏ và những con cỡ lớn khỏe mạnh nhất để chúng đẻ trứng cho mùa tiếp theo.  Khi thu hoạch, bà con có thể bắt bằng tay hoặc dùng vó. Nên tát cạn nước ao, chặn ở lối thoát nước.

Kỹ thuật nuôi Baba được xem là yếu tố cần góp phần mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro. “Vạn sự khởi đầu nan”! Chúc bà con thành công với nghề nuôi trồng mới này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *