Việc nuôi tôm đạt được năng suất cao mà vẫn bảo vệ được môi trường là một mục tiêu quan trọng và khó khăn. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao Copefloc đã trở thành một giải pháp hiệu quả, kết hợp giữa sự tiên tiến và bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về mô hình nuôi tôm Copefloc, từ vấn đề xử lý chất thải đến quy trình nuôi và hiệu quả của mô hình này.
Contents
1. Vấn đề xử lý chất thải trong nuôi tôm
Có lẽ trong nuôi tôm công nghệ cao thì vấn đề chất thải là mối quan tâm hàng đầu. Nếu chất thải trong môi trường nuôi quá nhiều sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến tôm. Vì vậy buộc phải sử dụng các biện pháp như sử dụng chất hóa học để làm sạch. Ngày nay có các biện pháp mới như lọc sinh học, công nghệ biofloc…tuy nhiên những công nghệ này khá là tốn kém.
Chính vì vậy, nuôi tôm công nghệ cao Copefloc là hướng đi an toàn cho người chăn nuôi khi sử dụng thức ăn trong tự nhiên, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư các công nghệ làm sạch. Ưu điểm của mô hình nuôi tôm công nghệ cao Copefloc chính là sử dụng hạt floc và cho tôm ăn thức ăn tự nhiên thay vì thức ăn công nghiệp.
2. Nuôi tôm công nghệ cao Copefloc vận hành như thế nào?
Nuôi tôm công nghệ cao Copefloc được ghép lại bởi copepod (giáp xác chân chèo) và biofloc (các hạt floc). Copepod, giáp xác là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm. Biofloc cơ bản là các hạt kết dính tảo, động vật nguyên sinh, phân của tôm, chất thải.
Chuỗi thức ăn khi thực hiện nuôi tôm công nghệ cao Copefloc: Chất thải của tôm sẽ là nguồn dinh dưỡng cho các thực vật phù du; vi khuẩn và thực vật phù du lại trở thành nguồn dinh dưỡng cho động vật phù du; giáp xác nhỏ sẽ ăn động vật phù du còn phù du, giáp xác nhỏ trở thành nguồn dinh dưỡng của tôm.
Nuôi tôm công nghệ cao Copefloc hoàn toàn khép kín, không tạo ra chất thải nên căn bản không cần hệ thống máy xử lý chất thải. Chỉ cần bố trí hệ thống sục khí cung cấp oxy cho tôm cũng như các vi sinh vật khác trong ao nuôi.
3. Quy trình nuôi tôm công nghệ cao Copefloc
– Chuẩn bị nuôi tôm công nghệ cao Copefloc
Không cần lót bạt trong ao nuôi, không xây hố xi phong, không sử dụng kháng sinh, chất khoáng, không cần ương tôm trước khi thả nuôi.
– Hệ thống sục khí:
Sử dụng ống nhựa PVC có lỗ khoan có khoảng cách 25 – 30cm, tạo thành mạng lưới chiếm 40% diện tích ao nuôi tôm, không cần dùng hệ thống quạt nước. Ao nuôi được sục khí liên tục 7 – 10 ngày trước khi nuôi tôm.
– Mật độ:
Khoảng 50 con/m vuông.
– Thức ăn:
Không cần cho ăn mà chỉ cần quản lý tốt, duy trì thức ăn tự nhiên, quản lỹ biofloc trong ao nuôi. Trong quá trình nuôi cung cấp biofloc mồi và cacbon vào ao nuôi.
3.1. Gây nuôi nguồn thức ăn tự nhiên
Gây nuôi Copepods, giáp xác nhỏ và các sinh vật khác bằng phương pháp lên men bằng cám gạo và chế phẩm sinh học. Không nên cung cấp Copepods và sinh vật khác vào ao nuôi từ bên ngoài. Vì có thể mang mầm bệnh từ bên ngoài vào gây hại cho tôm.
Cho hỗn hợp cám gạo và chế phẩm sinh học vào ao bằng cách cho vào túi vải dài rồi chuyển xuống ao nuôi, đảo túi vải thường xuyên để cám gạo lên men với probiotic dàn trải khắp ao nuôi tôm.
3.2. Tạo biofloc
Lên men 1 lít nước sạch, 10 g bột ngũ cốc (bột cá, bột đậu nành…), 10 ml dịch nuôi cấy chủng vi khuẩn thuần chủng Baccilus subtilis mật độ 106 vi khuẩn/ml. Sục khí mạnh trong 48 giờ, độ pH 6,0 – 7,2, nhiệt độ 25 – 280C. Sau đó hình thành các bóng khí trên các bề mặt biofloc mồi là cho vào ao nuôi.
Hàm lượng biofloc luôn < 1ml hạn chế tích tụ chất thải trong ao nuôi. Bổ sung thêm cacbon vào ao nuôi bằng cách cung cấp bã mía, bột ngũ cốc, rơm cỏ…
4. Hiệu quả của mô hình nuôi tôm công nghệ cao Copefloc
Tôm nuôi bằng phương pháp này cho thấy giảm rủi ro bệnh tật, thất thoát. Cho sản phẩm chất lượng và tươi ngon. Tiết kiệm chi phí do không cần bổ sung thức ăn cho tôm. Đem lại lợi nhuận khủng, đặc biệt có thể bảo vệ được môi trường. Đây chính là hướng đi an toàn của người nông dân, mô hình này cần được nhân rộng hơn. Để đạt năng suất cao như mong đợi trong nuôi tôm.