Điều Gì Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Men Vi Sinh Nuôi Thủy Sản

Khi Sử Dụng Men Vi Sinh Trong Nuôi Thủy Sản Cần Lưu Ý Điều Gì?

Ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển. Vì vậy, việc sử dụng men vi sinh trong quá trình nuôi trồng cũng trở nên phổ biến hơn. Nhằm cải thiện chất lượng nước, tăng cường sức khỏe và tăng trưởng cho vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng men vi sinh đúng cách, tối ưu hiệu quả nhất thì rất ít người biết được. Hãy cùng Agri360 điểm qua một số lưu ý quan trọng khi sử dụng men vi sinh trong nuôi thủy sản dưới đây:

1. Lựa chọn men vi sinh phù hợp

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng chế phẩm sinh học về thời gian dự định dùng như cải thiện chất lượng nước, ổn định, cải thiện môi trường,…để lựa chọn chủng men phù hợp

  • Với nhóm vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces,,: giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường chuyển hóa và hấp thu thức ăn, năng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm.
  • Nhóm vi sinh vật như :Bacillus Licheniformis, Bacillus sp,..: Cải thiện nền đáy ao nuôi. Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loại vi khuẩn có hại, tảo độc. Từ đó ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm.
  • Nhóm vi sinh cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis…dùng xử lí nước ao và nền đáy. Trong đó, một số chủng vi sinh vật sẽ làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH, phân hủy mùn bã hữu cơ, khử phèn, diệt tảo độc,0202 BAI DUOI

2. Môi trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng men vi sinh:

  • Thời gian đánh men vi sinh tốt nhất: khoảng 8-10h sáng. Lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng oxy hòa tan cao. Tuyệt đối không cấp chế phẩm sinh học vào ao khi trời mưa. Nếu dùng chế phẩm sinh học trong ngày có nhiệt độ nước ao thấp nên nuôi cấy chế phẩm sinh học trong nước ấm có nhiệt độ từ 30-35 độ C trước khi cấp vào ao nuôi.
  • Oxy hòa tan: Vi khuẩn hiếu khí phải đảm bảo lượng oxy hòa tan đầy đủ có hiệu quả sử dụng. Khi oxy hòa tan thấp sẽ sử dụng kém hiệu quả.
  • Độ kiềm, độ mặn: Nước có độ kiềm từ 80-150 mg/l CaCO3 thì pH ổn định. Nước có độ kiềm <50 mg/l CaCO3 khiến pH dao động dẫn tới hiệu quả sử dụng vi sinh thấp. Độ mặn quá cao có thể gây chết hoặc ức chế sinh trưởng vi sinh,

3. Liều lượng

Chỉ sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi bán thâm canh và thâm canh thủy sản. Cần sử dụng lặp lại nhiều lần. Và định kỳ trong một chu kỳ nuôi. Nên sử dụng vi sinh ngay từ đầu vụ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Sử dụng định kỳ thường xuyên.

Đầu vụ, định kỳ 7-10 sử dụng một lần. Từ giữa đến cuối vụ 3-4 ngày sử dụng một lần. Sử dụng với một liều nhất định. Sử dụng liên tục quá nhiều sẽ gây mất cân bằng vi sinh, vật nuôi dễ bị stress. Sử dụng quá ít hiệu quả không cao.1459 tom

4. Không dùng kháng sinh, cấc chất diệt khuẩn khi sử dụng men vi sinh

Kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn không những diệt vi khuẩn có hại mà diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ao. Do đó nếu mô hình sử dụng men vi sinh định lỳ, cần hạn chế sử dụng kháng sinh. Nếu sử dụng kháng sinh thì sau ít nhất 2 ngày mới cấy lại men vi sinh cho ao.

5. Sử dụng kết hợp prebiotic

Prebiotic là thức ăn của các loài vi khuẩn, được coi là có lợi cho sức khỏe và miễn dịch của vật chủ. Do đó Pribiotic được bổ sung vào chế độ ăn để điều chỉnh sự tăng trưởng và hoạt động của các loài vi khuẩn cụ thể trong ruột.

Kết luận

Trên đây là những điều lưu ý cơ bản khi sử dụng men vi sinh trong việc nuôi trồng thủy sản. Sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc sử dụng men vi sinh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và tăng trưởng cho thủy sản. Ngoài ra, còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống. Đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. Agri360.vn hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho quý độc giả trong quá trình chăn nuôi, quản lý trang trại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *