Giống lợn Vân Pa – Bảo tồn lợn giống

Giống lợn Vân Pa, một giống lợn lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Trong bối cảnh đó, việc nắm bắt thông tin và hiểu biết về giống lợn Vân Pa trở nên quan trọng, mở ra hướng tiếp cận và đánh giá mới nhằm mục đích bảo tồn số lượng đàn heo và bảo vệ nguồn gen quý này.

1. Đặc điểm giống lợn Vân Pa

Đặc điểm độc đáo của lợn Vân Pa có lông da màu đen bạc hay đen tuyền. Lâu lâu sẽ xuất hiện con giống có màu phớt vàng hung. Một số con giống lại có đặc điểm phớt nhẹ màu ánh vàng. Thêm vào đó, heo Vân Pa còn có thêm một số đặc điểm ngoại hình khác nữa, đó là:

  • Lưng thẳng.
  • Thân hình gọn.
  • Đầu và cổ to.
  • Mõm nhọn.
  • Tai nhỏ, dựng đứng.
  • Chân khỏe, nhanh nhẹn do vận động nhiều.
  • Số lượng vú: 10-14.
  • Trọng lượng trung bình từ 30-50 kg.
  • Chiều cao trung bình từ 0,04 m – 0,05 m.

Về khả năng sinh trưởng thì mỗi năm lợn Vân Pa sinh sản từ 1,7 – 2 lứa. Mỗi lứa khoảng chừng 6-10 con. Lợn sơ sinh có cân nặng từ 0,3 – 0,6kg. Vào giai đoạn 6-7 tháng tuổi, trọng lượng của vật nuôi dao động mức 9,8 – 13,5 kg. Thêm vào đó, chất lượng thịt heo Vân Pa thơm, da dày và gần như không có mỡ.

Giống lợn Vân Pa

2. Nguồn gốc và sự phân bố giống lợn Vân Pa

Như đã đề cập ở trên, heo Vân Pa là giống lợn địa phương của dân tộc Vân Kiều, thuộc địa phận 2 huyện miền núi của Quảng Trị đó là Hướng Hóa và Đakrông. Vì được phân bố ở 2 khu vực đó, nên đồng bào đã chăn nuôi theo hình thức thả rông, không chuồng trại, cực kỳ hoang dã. Nhiệt độ của môi trường miền núi ở mức 40-41 độ C vào mùa hè, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, cộng với độ ẩm cao, mà vật nuôi vẫn thích ứng rất tốt, minh chứng cho sức đề kháng của lợn Vân Pa cực kỳ cao, sức khỏe tốt và ít bệnh tật.

3. Bảo tồn giống lợn Vân Pa

Heo Vân Pa có tập tính của động vật hoang dã, tự kiếm thức ăn và nguồn nước… nên nếu không có phương án bảo tồn nguồn gen thì khả năng thời gian tới sẽ rơi vào trường hợp tuyệt chủng. Do đó, hiện nay các cơ quan chức năng đã lên kế hoạch, dự án “Nghiên cứu và phát triển nguồn gen lợn Vân Pa” và bước đầu đã thu lại kết quả mong muốn.

3.1. Dự án Nghiên cứu và Phát triển nguồn gen heo Vân Pa

Năm 2005, Dự án Nghiên cứu và Phát triển nguồn gen heo Vân Pa ban đầu có 10 con giống, đến nay số lượng đàn heo đã tăng lên con số “khủng” là 120. Thêm vào đó, ở huyện Đakrông năm 2010 số lượng hộ nuôi đạt 55%, còn ở Hướng Hóa trên 70% hộ chăn nuôi heo Vân Pa.

giống lợn vân pa

3.2. Chuồng trại chăn nuôi

Để cho lợn Vân Pa phát triển tốt, bà con cần chú ý trong việc bố trí chuồng trại. Cần phải nắm rõ được đặc điểm cũng như tập tính của vật nuôi mà lựa chọn khu vực cất chuồng cho phù hợp.

Nên chọn chỗ cao ráo, dễ thoát nước để cất chuồng. Tốt nhất, chuồng heo cần xa khu vực sinh hoạt và dân cư càng tốt. Bởi tập tính hoang dã, chỉ cần nghe tiếng động cũng đủ để vật nuôi bỏ chạy, ảnh hưởng tới sức khỏe của heo cũng như kinh tế của bà con.

Nên xây chuồng theo hướng Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Nền thì nên đầm nén kỹ lót bằng gạch hoặc xi măng để dễ vệ sinh, đảm bảo không bị đọng nước.

Xem thêm:  Chó Pitbull: chi tiết về nguồn gốc, phân loại, đặc điểm và cách nuôi

3.3. Chăm sóc nuôi dưỡng

Mặc dù thành thục sớm, phàm ăn, mắn đẻ… nhưng lợn Vân Pa lại có nhược điểm chậm lớn, tỷ lệ nạc thấp….do đó, bà con cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách. Cụ thể là:

Giai đoạn trước động dục và phối giống

Bà con cần quan sát và theo dõi lợn nái ở giai đoạn trước khi động dục. Vật nuôi sẽ có các biểu hiện dễ nhận biết như sau:

  • Sức ăn kém.
  • Phát ra âm thanh, tiếng kêu rít.
  • Tập tính hung hăng là phá chuồng, tìm cách ra ngoài.
  • Nhảy lên lưng con khác.
  • Để ý bộ phận âm hộ có màu đỏ tươi, sưng mọng, xuất hiện chất nhầy… nhưng chưa chịu cho con đực nhảy.

Ở thời điểm này, bà con không nên phối giống liền. Vì theo các chuyên gia thú y chia sẻ, sự thụ thai chỉ thể hiện rõ nhất sau khi các dấu hiệu liệt kê ở trên trên 48 giờ đồng hồ.

Tiếp tục, bà con cần quan sát lợn nái từng giờ, nếu có biểu hiện đứng yên, đuôi vắt sang 1 bên… dấu hiệu của chịu đực. Thêm vào đó, âm hộ lợn Vân Pa giảm tình trạng sưng đỏ, xuất hiện màu mận sẫm kèm theo chất nhầy kéo dài khoảng 12 tiếng đồng hồ, lúc này bà con tiến hành cho thụ thai.

Hiện tại, phối giống lợn Vân Pa được thực hiện theo 2 phương thức là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là con đực nhảy lên mình con cái. Còn gián tiếp là phương thức thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện phối gián tiếp, yêu cầu khắt khe về chất lượng tinh trùng, thời điểm thụ tinh cũng như kỹ thuật, phương pháp dẫn tinh đúng kỹ thuật và chuyên môn.

Chu kỳ động dục và động dục trở lại sau khi đẻ

Sau một quá trình phối giống thành công, từ giai đoạn này cho tới 84 ngày sau đó thì bà con cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho lợn Vân Pa. Lượng thức ăn cung cấp mỗi ngày từ 1,1-1,2 kg, thêm vào đó là 1-2kg rau xanh.

Xem thêm:  Nguồn gốc, đặc điểm và bảo tồn giống Lợn Berkshire

Còn từ ngày 85 cho đến khi lợn nái đẻ thì khẩu phần ăn tăng thêm 20-25%, ước chừng từ 1,4-1,6 kg thức ăn tổng hợp và 2 kg rau xanh.

giống lợn vân pa

Chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con sơ sinh

Khi lợn nái sắp đẻ sẽ có các dấu hiệu nhận biết, đó là:

  • Trước 2-3 ngày sắp sinh, bộ phận âm hộ sưng to.
  • Lợn không chịu đứng yên một chỗ mà cứ đi lại quanh chuồng.
  • Bỏ ăn hoặc sức ăn kém.
  • Ỉa phân cục.
  • Bầu vú căng, tiết sữa.
  • Mông sụp.

Thông thường, vào ban đêm lợn sẽ đẻ, hiếm khi đẻ vào ban ngày. Do đó người chăn nuôi cần theo dõi và quan sát. Thời gian đẻ của lợn Vân Pa sau 2-3 giờ, cứ 5 phút đẻ ra 1 con lợn con… cho đến khi hết. Nhiều trường hợp, lợn nái mất tới 8-10 giờ đồng hồ mới đẻ xong.

Sau khi đẻ xong, sức khỏe lợn nái kém, cần bổ sung chất dinh dưỡng. Nên cho lợn mẹ ăn cháo loãng pha thêm muối để ổn định hệ tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm rau tươi non.

Đối với lợn con sau khi sinh, bà con dùng khăn sạch lau nhớt dãi ở miệng và mũi. Đồng thời cần thực hiện các thao tác như bấm răng nanh, cắt rốn… cho lợn con. Sau khi đẻ 1-2 giờ, thì lợn nái mẹ cho lợn con bú sữa. Lợn con đạt được 15 ngày tuổi thì cho ăn để sức khỏe lợn mẹ được đảm bảo (không bị hao mòn do cho lợn con bú nhiều).

Thực sự việc bảo vệ nguồn gen của lợn Vân Pa rất quan trọng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp với bà con để thực hiện. Việc nuôi nấng, chăm sóc bài bản vật nuôi tốn nhiều công sức, vì thế bà con nên cập nhật kiến thức thường xuyên để số lượng heo tăng lên mỗi năm. Tóm lại, heo Vân Pa mang lại kinh tế cao, giúp giảm nghèo cho đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở miền Tây Quảng Trị

Nguồn: channuoithuy.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *