Việc áp dụng hệ thống tưới tự động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất sản xuất và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Hãy cùng khám phá một số khó khăn và kinh nghiệm thi công và lắp đặt hệ thống tưới tự động
Contents
1. Một số khó khăn của công việc thi công lắp đặt hệ thống tưới tự động
1.1. Tính kỹ thuật cao
Việc thi công hệ thống tưới tự động yêu cầu kỹ thuật cao bởi chúng cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, tính toán thủy lực và yếu tố thi công thực tế.
Về kỹ thuật: Bạn cần xác định nhiều yếu tố như giải pháp tưới; chọn bơm; chọn cỡ ống; tính toán chia van tưới; tính toán thời gian tưới; tính toán nguồn nước tưới.
Về thi công trực tiếp: Có thể bạn không quen với việc rải ống, cắt và dán ống, đào đường chôn ống… điều này có thể gây khó khăn và làm bạn mất nhiều thời gian thi công cũng như sửa chữa.
1.2. Ít kinh nghiệm
Đúng vậy, với hầu hết mọi người, đây là lần đầu tiên họ thi công hệ thống tưới cho gia đình. Do đó rất có thể bạn sẽ mắc sai lầm. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ về các giải pháp, ưu nhược điểm của chúng cũng như xem các hướng dẫn về thi công.
1.3. Chi phí đầu tư lớn
Với hệ thống tưới nhỏ chi phí có thể chỉ vài trăm ngàn, tuy nhiên với một vườn rộng, chi phí có thể lên tới hàng chục triệu, và đây là một khoản đầu tư lớn.
Hãy kỳ vọng vào một hệ thống tưới hoạt động hoàn hảo, mang lại giá trị kinh tế cao, trong khi tiết kiệm tối đa chi phí.
2. Kinh nghiệm thi công lắp đặt hệ thống tưới tự động
2.1. Chọn giải pháp tưới
Đây là yếu tố quan trọng và đầu tiên bạn cần xem xét.
Tùy vào từng điều kiện thực tế cây trồng, địa hình, diện tích mà bạn có thể cân nhắc các giải pháp như sau:
- Tưới phun mưa dưới tán
- Tưới phun mưa toàn phần
- Tưới nhỏ giọt dọc luống
- Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc
- Tưới nhỏ giọt bằng que ghim
Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc đến chọn thiết bị
- Thiết bị tưới có bù áp, hay
- Thiết bị tưới không có bù áp.
2.2. Tính toán thông số kỹ thuật
Một số thông số kỹ thuật bạn cần tính toán, xác định
- Nhu cầu nước tưới của cây trồng. Từ đây để tính toán: lưu lượng béc tưới; thời gian mỗi lần tưới; chu kỳ tưới; nguồn nước cấp
- Tính toán mạng lưới đường ống chính: Cần chia làm mấy van tưới, mấy cấp; Sơ đồ đường ống chính đi như thế nào, Cỡ đường ống là bao nhiêu, ống cần chịu lực bao nhiêu?
- Tính toán đường ống xương cá: ống xương cá đi dọc theo từng hàng cây, và cũng cần xác định: cỡ đường ống xương cá, dùng ống cứng hay ống mềm…
- Tính toán tổn hao áp suất: Tổn hao trên đường ống, tổn hao trên các thiết bị khác như thiết bị lọc, van điện từ…
- Tính toán, chọn bơm cho hệ thống tưới: Cần lưu ý đến áp suất và lưu lượng.
2.3. Mua sắm vật tư thiết bị
Sau khi bà con xác định được các yếu tố kỹ thuật ở trên, bà con sẽ cần tính toán khối lượng vật tư chính xác và khảo giá.
Lưu ý khi mua thiết bị:
- Hiện trên thị trường có rất rất nhiều thương hiệu thiết bị tưới khác nhau. Giá cả cũng rất đa dạng.
- Cân nhắc kỹ giữa việc lựa chọn sản phẩm giá rẻ hay giá hợp lý. Yếu tố giá thường có liên quan tới chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Đối với cây trồng lâu năm, nên quan tâm tới chất lượng sản phẩm; với những sản phẩm mang tính mùa vụ nên sử dụng béc tưới có giá rẻ
2.4. Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống tưới
- Sau khi có đầy đủ thiết bị vật tư, bà con tiến hành rải ống và kết nối chúng với nhau
- Sau khi kết nối xong mọi đường ống, chờ lớp keo dán khô hoàn toàn (thường tối thiểu 60 phút), hãy xả nước để xả hết các cặn ra khỏi đường ống
- Tiến hành gắn béc tưới, ống nhỏ giọt, và xả thêm 1 lần nữa
- Bít các đường ống và chạy thử.
2.5. Cân chỉnh bảo dưỡng hệ thống tưới tự động
Một số trường hợp thường gặp:
- Béc tưới không đều
- Không đủ nước
- Bán kính tưới không đạt theo thông số
- Xì nước
- Bục ống…
Nói chung rất có thể bà con sẽ gặp phải những tình huống trên. Nếu gặp bà con tìm hiểu nguyên nhân như: hệ thống đủ áp chưa, bơm có bị thiếu nước thiếu áp hay không? Vá lại các đường ống…