Hướng dẫn chi tiết cách ủ cá làm thức ăn chăn nuôi

Cá là nguồn nguyên liệu dồi dào protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng cá tươi trực tiếp làm thức ăn chăn nuôi có thể dẫn đến một số vấn đề như: Cá tươi dễ hư hỏng, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, Cá tươi có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho vật nuôi.

Ủ cá là phương pháp hiệu quả để biến cá tươi thành thức ăn chăn nuôi an toàn, dinh dưỡng và dễ bảo quản. Bài viết này Agri360 sẽ hướng dẫn chi tiết cách ủ cá làm thức ăn chăn nuôi

1. Ưu điểm của ủ cá làm thức ăn

1.1. Chất lượng cao

Việc ủ cá và các nguyên liệu tươi sống sẽ giúp hạn chế được vi khuẩn xuất hiện, ngoài ra thì chất lượng của thức ăn cũng sẽ tốt hơn so với việc sử dụng phụ phẩm cá ướp lạnh từ những nhà máy chế biến hay quá trình đánh bắt về. Nguyên nhân là bởi vì khi ủ chua ở các nhà máy thì có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, hoặc là khi vận chuyển thì chất lượng không còn đảm bảo.

Ngoài ra, nếu như tự chết biến và tự ủ thì việc kiểm soát và điều chỉnh chất lượng cũng sẽ dễ dàng hơn. Với mỗi trường hợp cụ thể thì số lượng, chất lượng của thức ăn cần được cân bằng.

1.2. Dễ thực hiện

Hiện nay thì việc ủ cá làm thức ăn sẽ được thực hiện thông qua 2 phương pháp đó là ủ chua bằng axit và ủ chua bằng lên men. Cả hai phương pháp vừa nói đều rất dễ để thực hiện. Ủ cá bằng axit thì các bạn chỉ cần trộn axit và đảo đều nhiều lần. Liên tục duy trì trong khoảng 4 ngày là bạn đã có được thức ăn cho động vật chăn nuôi. Thức ăn loại này được bảo quản với thời gian rất dài.

Ủ lên men  cũng tương tự như ủ axit. Chỉ cần thay thế axit bằng carbohydrate và thực hiện trong thùng hoặc bể kín gió là được. Các vi khuẩn sản sinh axit lactic sẽ khiến cho quá trình lên men được diễn ra ổn định, thức ăn không bị phân hủy.

Ủ cá làm thức ăn chăn nuôi
Ủ cá làm thức ăn chăn nuôi

1.3. Dinh dưỡng cao

Ủ cá làm thức ăn cho động vật chăn nuôi sẽ giúp cho chúng có được lượng dinh dưỡng rất cao. Một số loại sản phẩm ủ chua từ cá có lượng canxi cũng như phốt pho rất lớn, axit amin thì cũng được giữ với hàm lượng ổn định.

Đây đều là những thành phần dinh dưỡng thiết yếu và cần có đối với động vật chăn nuôi để có được chất lượng thu hoạch tốt, đảm bảo quá trình phát triển. Đặc biệt đối với chăn nuôi heo với giai đoạn 20-40kg thì cá ủ chua sẽ giúp chúng đạt được tự tăng trọng lớn cho tới khi chúng đạt được lên tới 80kg.

1.4. Bảo quản lâu

Khi thực hiện ủ cá làm thức ăn thì không những thức ăn mất đi mùi ôi thiu mà chúng còn được bảo quản với thời gian rất lâu dài. Nhờ vào axit khoáng cùng với axit hữu cơ thì quy trình lên men đã làm cho độ pH bị giảm, tạo nên môi trường mà các vi khuẩn không phát triển được. Chính bởi vậy mà qua hình thức ủ cá chúng ta sẽ có nguồn thức ăn trong thời gian dài.

Thậm chí là khi bổ sung carbohydrate để ủ men thì điều kiện bảo quản kỵ khí được tăng cường, ngăn chặn lại quá trình phân hủy và bốc lên mùi ôi thiu từ thực phẩm. Bởi vậy mà ngày càng có nhiều đơn vị chăn nuôi áp dụng phương pháp này để có thức ăn cho động vật.

1.5. Tiết kiệm tiền

Việc chế biến thức ăn bằng cách ủ cá được lấy nguyên liệu là sản phẩm thủy sản mà người khai thác không mong muốn. Chính vì thế mà các bạn có thể tìm mua được những phế phẩm này với mức giá khá rẻ, không phải tốn kém nhiều chi phí. Nếu như là số lượng ít thì thậm chí có thể xin và được cho mà không cần phải mất tiền.

2. Cách ủ cá làm thức ăn chăn nuôi

Hiện nay thì có hai phương pháp ủ cá làm thức ăn chăn nuôi đó là ủ axit và ủ men vi sinh, tuy nhiên nếu phân thành ủ cá theo trạng thái chúng ta sẽ có ủ chín và ủ sống. Bất cứ phương pháp nào cũng sẽ mang lại thức ăn tốt với thời gian bảo quản/sử dụng lên tới 6 tháng hoặc một năm.

2.1. Ủ sống

Để ủ sống thì các bạn chỉ cần tìm mua phế phẩm từ cá, sau đó xây dập để trộn đều với muối theo tỷ lệ cá:muối là 10:1,5 (ủ 10kg cá cần sử dụng 1,5kg muốn ăn). Khi đã trộn đều thì bạn cũng cần phải trải lên trên cùng thêm một lớp muối nữa để đậy kín lại trong khoảng 3-4 tuần. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các mô hình chăn nuôi lợn.

Như đã nói thì các phương pháp ủ sẽ mang lại thức ăn với thời gian bảo quản và sử dụng rất lâu. Theo như phương pháp ủ sống này thì bạn có thể dùng dần thức ăn trong khoảng 6-12 tháng. Quá trình để xay dập cá nếu như muốn tiết kiệm thời gian và công sức thì hãy tìm đến máy móc hỗ trợ.

Cách sử dụng: Trộn cá đã ủ với các loại thức ăn chất xơ khác theo tỉ lệ 20:80 hoặc 25:75 cho vật nuôi ăn

2.2. Ủ chín

Với ủ cá làm thức ăn theo phương pháp ủ chín thì các bạn sẽ cần phải chuẩn bị nguyên liệu theo 1 trong 2 tỷ lệ dưới đây, tùy theo nhu cầu sử dụng tinh bột mà lượng cám trộn vào sẽ khác nhau. Thậm chí là các bạn cũng có thể trộn đạm hoặc thức ăn đậm đặc vào trước, để sau đó không cần trộn thêm.

  • Cá 50% : cám 50%.
  • Cá 40% : cám 60%.

Công thức ủ như sau:

Cá 100kg

Cám gạo hoặc cám ngô: 100kg

Mật rỉ đường: 2 lít

Cám lên men EMZEO: 1 gói 200gr

3. Lưu ý khi ủ cá làm thức ăn cho vật nuôi

Việc ủ cá làm thức ăn chăn nuôi được người chăn nuôi đánh giá rất cao, đặc biệt là nếu kết hợp với chế phẩm men vi sinh hoạt tính. Tuy nhiên thì trong quá trình thực hiện có một số lưu ý mà các bạn không nên bỏ qua.

  • Việc dùng men vi sinh hoạt tính để lên men ướt hoặc men khô đều có hiệu quả như nhau, không có cái nào tốt hơn cái nào.
  • Lựa chọn ủ men ướt hoặc men khô cần tùy thuộc vào điều kiện và nguyên liệu. Ví dụ như bã đậu, rau củ, bã sắn thì nên ủ ướt.
  • Với thời tiết nóng bức, nếu lên men ướt thì tác dụng sẽ rất nhanh, chỉ 24h là đã có thể dùng và cho vật nuôi ăn được.
  • Nếu như kéo thời gian sử dụng thức ăn lên men quá lâu thì khả năng sẽ có độ chua lớn và các meo trắng xuất hiện trên mặt.
  • Thùng dùng để lên men cần phải đặt ở những nơi thoáng mát, không bị quá bí bách hay là tác động của thời tiết.
  • Tốt nhất nên chia nguyên liệu ủ men ra để ủ trong nhiều thùng, mỗi phần thức ăn nên cho ăn hết ngay trong ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *