Kỹ thuật chăn nuôi dê đơn giản – Lợi nhuận cao

Từ xưa, dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, đem lại thu nhập tốt. Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ. Vẫn chưa được quy hoạch và chăn nuôi theo hướng công nghệ cao. Vì vậy, số lượng đàn dê thất thoát lớn, tăng trưởng chậm, không đạt hiệu quả kinh tế. Để giúp bà con có một khởi đầu tốt và mang lại năng suất cao, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể các kỹ thuật chăn nuôi dê đầy đủ và chi tiết nhất.

Nuôi dê hiệu quả

Kỹ thuật chăn nuôi dê hiệu quả cao

1. Phương pháp chọn giống

Đối với dê cái: Người nuôi nên chọn con có thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê cái mắn đẻ (cứ 6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê con con nuôi nhanh.

Đối với con đực: Người nuôi không nên dùng dê đực cỏ địa phương làm giống. Mà nên chọn mua đực giống là dê Bách Thảo, có tầm vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh, bốn chân thẳng, khoẻ, đi đứng vững chắc, hai hòn cà đều, cân đối. Cứ 20-25 dê cái cần 1 dê đực giống Bách Thảo hoặc dê đực ngoại để giao phối.

Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình

Chọn giống dê hiệu quả, năng suất

Lưu ý phối giống

Cũng giống con người, để tránh đồng huyết,  hàng năm cần chuyển đổi đực giống trong đàn cái hợp lý. Không cho dê đực giống là anh giao phối với em, hoặc dê đực giống là bố giao phối với con, cháu giao phối sinh sản.

– Lưu ý tuổi phối giống lần đầu đối với dê cai >7 tháng tuổi, dê đực giống Bách Thảo, dê ngoại, dê lai 8 – 9 tháng tuổi mới nên giao phối.

– Theo nghiên cứu, 18-21 ngày dê cái động dục một lần,mỗi làn 2-3 ngày. Phối giống vào ngày thứ 2 sau khi có biểu hiện động dục như thích gần con đực. Dê cái ve vẩy đuôi, kém ăn, nhảy lên lưng con khac, âm hộ sưng, niêm mạc âm hộ đỏ, hồng, niêm dịch từ âm đạo chảy ra. Đây là hiện tượng động dục ở con cái.

– 18-20 ngày sau khi đã giao phối nếu không thấy thụ thai, dê cái sẽ động dục lại. Và quá trình giao phối sẽ tiếp tục.

2. Chế độ ăn của dê

Thực tế, dê ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây, lá dâu, keo dậu, sim mua ….và các loại cỏ con người trồng. Đối với thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sán, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi, chuối .. Dê rất thích ăn các loại này.

Ảnh minh họa/Internet.

Ảnh minh họa

– Người chăn nuôi không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát. Gây ảnh hưởng sức khoẻ dê.

– Người nuôi dê nên chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa các bệnh.

– Đặc biệt, hằng ngày chăn thả từ 7-9 giờ/ngày. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê ăn thêm 3-5kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả mãn trước khi chăn cũng như sau khi dê về chuồng. Để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho dê.

– Bên cạnh đó, cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê liếm láp, bổ sung khoáng vi lượng định kỳ.

Lưu ý khi chuẩn bị thức ăn

Thức ăn thô xanh sau khi cắt bà con có thể cho dê ăn luôn hoặc chế biến bằng cách ủ chua với mật rỉ đường. Thức ăn ủ chua chứa nhiều dinh dưỡng, các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của đường ruột. Đàn dê sẽ hấp thụ tốt và nhanh lớn. Đồng thời phương pháp ủ chua cùng giúp bà con chủ động nguồn thức ăn trong mùa khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt.

Giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang nuôi hậu bị với thức ăn thô xanh, dê thường dễ bị khủng hoảng hệ tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, ỉa chảy. Nên nguồn thức ăn cần phải có chất lượng tốt, sạch sẽ, không chứa chất độc hại.

Ngoài ra để kết hợp băm nghiền nhiều loại thức ăn, rau củ, bột ngũ cốc, bà con có thể sử dụng các loại máy băm nghiền đa năng, máy băm rau cỏ, băm củ quả. Để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm. Đồng thời cung cấp cho dê nguồn thức ăn đa dạng hơn, giàu dinh dưỡng hơn.

3. Phương pháp chăn nuôi

– Đối với dê chửa 150 ngày (dao động từ 147-157) thì đẻ. Sau khi đẻ cần lấy khăn mềm, sạch lau khô lớp màng nhầy ở mồm, mũi của dê mới sinh.

– 30 phút kể từ lúc sinh,  cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức đề kháng dê con ngay khi còn bé.

– Đặc biệt, không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống nước ấm pha muối 0,5% hoặc nước đường 10% để hồi sức.

– Thêm vào đó, nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuồng 3-5 ngày đầu tiên với thức ăn xanh non, ngon, dễ tiêu. Sau đó chăn thả gần nhà tối về chuồng cho dê mẹ ăn thêm 0,2-0,3kg thức ăn xanh/ngày để bổ sung.

– Chăn thả theo từng đàn dê cho đến khi dê con được 21-30 ngày tuổi.

– Sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực, cái, Các loại dê lai trên 3 tháng tuổi và dê thịt trước khi bán 1-2 tháng cần bổ sung thêm ngô, khoai, sắn. Với khối lượng  0,1-0,3kg cho 1 con/ ngày.

4. Nơi chăn nuôi, nơi ở của dê

Người nuôi cần lưu ý, nuôi dê phải làm chuồng sàn cách mặt đất 50-80cm. Chuồng luôn khô, sạch, thoáng mát mùa hè và tránh được gió mùa đông.

– Cần lựa chọn sàn bằng gỗ hoặc tre phẳng, chắc có khe rộng 1,5-2cm đủ lọt phân và tránh cho dê không bị kẹt chân, gây sụt sức khoẻ.

– Bên cạnh đó nên có ngăn riêng cho: dê đực giống, dê đực hậu bị, dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi,….

– Khi nuôi nên có máng cỏ và máng uống nước cho dê.

– Thêm vào đó, cần có sân chơi cao ráo, không đọng nước. Định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế bằng vôi bột 1 tháng/lần. Để đảm bảo vệ sinh

– Đồng thời phải đảm bảo diện tích chuồng nuôi:

+ Đối với dê trên 6 tháng tuổi: 0,7-1 m2 diện tích cho 1 con.

+ Đối với dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3-0,5 m2 diện tích cho 1 con.

Xây dựng mô hình trang trại nuôi dê thịt

Ảnh minh họa

5. Phương pháp phòng bệnh

– Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng .. và tẩy giun sán cho dê/1 lần. Nhằm giúp dê tăng trưởng tốt nhất có thể.

– Người nuôi kiểm tra 2 lần/ ngày  trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp thời trị bệnh. Điều này giúp tiết kiệm chi phí chữa bệnh cho heo.

Nuôi dê là một ngành chăn nuôi khá tiềm năng trong tương lai ở Việt Nam. Do đặc tính dễ nuôi ở dê cũng như như cầu tiêu thụ cao của thị trường như hiện nay. Đây là những động lực giúp người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư cho việc chăn nuôi. Bên cạnh đó, để quá trình chăn nuôi hiệu quả, cho năng suất chăn nuôi cao. Người nuôi cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến nuôi dê để hạn chế rủi ro chăn nuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *