Trong thời gian gần đây, nhu cầu về các loại vật nuôi có nguồn gốc từ hoang dã tăng cao đột ngột. Nguyên nhân là vì các loại thịt rừng như heo rừng, gà rừng được đánh giá là chắc, ngọt và giàu chất dinh dưỡng hơn nhiều so với các vật nuôi được nuôi dưỡng ở đồng bằng. Càng ngày càng nhiều hộ nông dân chọn các giống vật nuôi được lai tạo có nguồn gốc hoang dã. Tất cả đều thu về lợi nhuận khổng lồ khi có kỹ thuật chăm sóc hợp lý và cung không đủ cấp cho nhu cầu của thị trường. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kỹ thuật được thử nghiệm là hiệu quả cao nhất trong việc nuôi gà rừng kinh tế. Đảm bảo nguồn thu nhập cao hơn nhiều so với nhiều vật nuôi khác, tính thử thách cao.
Contents
1. Tổng quan về gà rừng
1.1. Điểm khác biệt của gà rừng
Gà rừng Việt Nam, tên khoa học là Gallus gallus jabouillei, một trong những loại gà thuộc họ gà rừng lông đỏ, có mặt nhiều tại các tỉnh miền núi. Đây là một trong những loài bị săn bắn để lấy thịt. Ở Việt Nam, loài động vật này thường được gọi với cái tên đơn giản là gà rừng hay gà rừng tai trắng.
Gà rừng Việt Nam là loài gà thuộc phân loài chim lớn, cân nặng từ 1 – 1,5kg, chiều dài cánh khoảng 200 – 250mm. Một trong những đặc điểm dễ dàng nhận biết gà rừng Việt Nam đó là chúng có đôi tai màu trắng phau, chính vì thế nhiều người gọi chúng với cái tên là gà rừng tai trắng. Gà rừng có thể thích ứng với nhiều loại môi trường rừng tự nhiên. Môi trường sống thích hợp nhất cho loài này là những khu rừng thứ sinh gần những đồi nương rẫy, hay những khu rừng gỗ pha giang, nứa. Hiện nay chúng đã được lai giống và chăn nuôi ở một số vùng tại Việt Nam.
1.2. Phương pháp nuôi gà rừng được áp dụng phổ biến
Gà rừng nuôi nhốt:
Là phương thức nuôi nhốt trong chuồng. Cách làm chuồng gà khá đơn giản, chỉ cần cao ráo thoáng mát có nền đất cát và đủ rộng với số lượng gà. Chuồng thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, xung quang chuồng nên có cây cối để môi trường sống gần với thiên nhiên, có đủ máng thức ăn và nước uống hoặc dàn đậu cho chúng.
Gà rừng nuôi thả:
Phương pháp này đối với gà trên 1 tháng tuổi. Nên thả ở những khu vườn, đồi núi thấp hoặc dưới những tán rừng nơi có nhiều cỏ dại. Chú ý gà nuôi thả phải là gà đã thuần hóa để chúng không bỏ đi với cuộc sống hoang dại trước đó. Chúng sẽ tự kiếm ăn ở các khu vườn, khu rừng như thế gà rừng mới đủ chất, thịt thơm ngon và bộ lông mới đẹp được. Không nên thả nuôi chung với các loại động vật khác như chó mèo vì chúng có thể làm hại đến đàn gà rừng khiến chúng sợ và bỏ đi.
2. Kỹ thuật chăn nuôi gà rừng hiệu quả
2.1. Chọn lọc gà rừng
Giống gà rừng con
Khi chọn gà rừng con làm giống cần chú ý đến các đặc điểm bên dưới đây:
– Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo.
– Lông khô, bông tơi xốp, mọc đều.
– Cánh áp sát vào thân.
– Bụng thon mềm, rốn kín.
– Mỏ to, chắc chắn, không vẹo, khép kín.
– Nhanh nhẹn, linh hoạt, thân hình cân đối.
– Mắt tròn sáng mở to.
Cần lưu ý là gà rừng con giống có khối lượng nhỏ, chưa có khả năng thích nghi với môi trường mạnh mẽ nên cần được chăm sóc kỹ. Cả trong khâu dinh dưỡng và giữ ấm.
Giống gà rừng nuôi hậu bị
Gà nuôi hậu bị đã khá lớn, có thể nuôi thả trực tiếp ngoài môi trường nên chọn giống cần lưu ý kỹ đặc điểm các bộ phận trên cơ thể, đảm bảo gà nhanh lớn, phát triển đều.
– Thân: dài, sâu, rộng.
– Bụng: phát triển tốt, khoảng cách giữa xương ức và xương lưỡi hái rộng.
– Chân: sáng, bong, ngón chân ngắn.
– Lông: Màu sáng, bóng, phát triển tốt.
– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
– Đầu: rộng sâu, không dài và quá hẹp.
– Mắt: to, lồi, sáng, tinh nhanh.
– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.
– Mào: to màu đỏ tươi.
Giống gà nuôi lấy trứng
Gà rừng nuôi lấy trứng cần chọn con mái khỏe, nở hậu tốt, không mắc bệnh tật gì để đảm bảo chất lượng nguồn giống.
– Thân: dài, sâu, rộng.
– Bụng: khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương ức rộng khoảng 3 – 4 ngón tay, giữa 2 xương chậu rộng khoảng 2 – 3 ngón tay.
– Lỗ huyệt: ướt, cử động đều, màu hồng.
– Chân: màu đặc trưng, sáng bóng, ngón chân ngắn.
– Lông: sáng, bóng, mềm mượt.
– Đầu: rộng, sâu, không dài và quá hẹp.
– Mắt: nhanh nhẹn, to, lồi, sáng.
– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.
– Mào: màu đỏ tươi.
Giống gà trống
Chọn gà rừng trống cũng quan trọng không kém gà rừng mái. Đều có liên quan mật thiết đến chất lượng con giống sau này. Người nuôi cũng cần phải quan tâm và kiểm tra, chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng.
– Thân hình: dài, sâu, rộng.
– Chân: sáng, bóng, màu đặc trưng của giống (màu xám xanh).
– Lông: phát triển tốt, sáng bóng, mềm, mượt.
– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
– Đầu: rộng, sâu, không dài, quá hẹp.
– Mắt: to, tinh nhanh, sáng, màu đỏ.
– Mào: to, đỏ tươi.
– Mỏ: ngắn, khép kín.
2.2. Xây dựng chuồng trại nuôi gà rừng
Người chăn nuôi có thể chọn nuôi nhốt hoặc thả rông ngoài vườn tùy theo điều kiện của gia đình. Dù nuôi gà rừng bằng bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng phải đảm bảo các yếu tố chính dưới đây:
– Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…
– Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.
– Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.
– Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh nên cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.
– Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
– Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.
– Quây xung quanh chuồng bằng lưới B40, xung quanh xây gạch cao 40cm, nền đổ cát vàng.
– Khô ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
– Đảm bảo ấm mùa đông , mát mùa hè. Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.
Tùy theo điều kiện hộ chăn nuôi mà có thể gia giảm và thay đổi để đáp ứng mục đích chăn nuôi.
2.3. Thức ăn cho gà rừng
+ Thức ăn tinh bột gồm: cám gạo, cám ngô, tấm…
+ Thức ăn bổ sung đạm gồm: dế, cào cào, mối, giun quế…
+ Thức ăn bổ sung khác premix khoáng, premix vitamin, rau xanh…
– Thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn.
+ Gà con: cho ăn cám dành cho gà 1 – 21 ngày sau đó có thể cho ăn thêm gạo, tấm.
+ Gà đẻ cho ăn thêm cám dành cho gà đẻ, bổ sung thêm canxi và cho ăn thêm mồi tươi.
+ Gà trống: khi thấy gà có biểu hiện thay lông cần cho gà ăn nhiều mồi tươi có thể cho ăn thêm thịt mỡ ít nạc vì trong thời gian này gà trống rất mất sức.
Yêu cầu nguyên liệu:
Không bị ẩm mốc, sâu mọt, hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Một số nguyên liệu cần phải sơ chế trước khi cho gà ăn như đậu tương cần rang chín, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền… Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ.
Cách phối trộn thức ăn:
Dàn đều các thức ăn đã nghiền ra nền nhà theo thứ tự nhiều đổ trước ít đổ sau, các nguyên liệu ít như premix khoáng, vitamin ta cần trộn với các nguyên liệu khác như cám ngô, cám gạo trước rồi mới trộn với các nguyên liệu khác. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều sau đó đóng vào bao sau dó đặt bao thức ăn lên chỗ cao ráo cách xa tường và trần nhà. Cần bảo quản kỹ tránh bị chuột cắn.
– Lượng thức ăn cho 1 ngày đêm:
+ Gà từ 1 – 10 ngày tuổi: 6 – 10g/con.
+ Gà từ 11 – 30 ngày tuổi: 15 – 20g/con.
+ Gà từ 31 – 60 ngày tuổi: 30 – 40 g/con.
+ Gà từ 61 – 150 ngày tuổi (gà dò): 45 – 80g/con.
+ Gà sinh sản: gà mái cho ăn 100g/con, gà trống 110g/con.
Chuẩn bị máng ăn, máng uống:
+ Gà có thói quen ăn uống cùng nhau nên ta treo máng ăn và máng uống cạnh nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của gà.
+ Gà ở lứa tuổi khác nhau cần treo máng ăn và máng uống có kích cỡ thích hợp đảm bảo cho gà ăn được lượng thức ăn nhiều nhất.
+ Vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống cuả gà tránh cho gà mắc bệnh.
2.4. Công tác tác thú y và biện pháp phòng bệnh cho gà.
2.6.1. Phòng bệnh
– Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tẩy uế, sát trùng.
– Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, khô.
– Tiêm phòng vacxin đầy đủ.
– Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.
– Mùa đông che chắn giữ ấm cho gà mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi.
– Khi thấy gà có biểu hiện ủ rũ cần phải tách ra khỏi đàn để điều trị tránh lây nhiễm cả đàn.
2.6.2. Vacxin và tiêm phòng.
– Sau khi tiêm phải sau 7 – 21 ngày vacxin mới có tác dụng gà mới có thể miễn dịch.
– Vacxin chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định nên cần phải tiêm nhắc lại.
– Chú ý:
+ Với vacxin ngoại thì 6 tháng tiêm lại theo định kỳ, đối với vacxin của Trung Quốc thì 3 tháng tiêm lại theo định kỳ.
+ Trong quá trình tiêm vacxin có thể thay đổi tùy thuộc vào sức khỏe của gà, bệnh dịch, thời tiết…
+ Lắc kỹ vacxin trước và trong khi sử dụng.
+ Vacxin mở ra chỉ sử dụng trong ngày dư thừa phải hủy bỏ.
– Dùng vitamin để tăng cường sức khỏe cho gà.
– Phòng bệnh:
+ Đường tiêu hóa: oxyteracilin, chloramphenicol…
+ Đường hô hấp: tyrosin, tyamulin…