Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm trở lại đây, nghề chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Khi mà thịt bò đang dần trở thành một loại thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Để đạt được năng suất và chất lượng thịt cao, mời bà con tham khảo qua bài viết sau.

1. Xu hướng chăn nuôi bò nhốt chuồng

Ngày nay trong khi diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp đã gây ra rất nhiều trở ngại cho việc chăn thả ngoài đồng. Do đó nghề chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt là phù hợp ở rất nhiều địa phương. Tuy nhiên để nghề nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững thì người nuôi cần phải nắm bắt một số kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng cơ bản.

Việc nuôi bò nhốt chuồng không chỉ giúp người dân giảm bớt công lao động mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Nuôi bò giúp cho việc tập trung thu gom phân dễ dàng hơn vừa đảm bảo vệ sinh vừa cung cấp được nguồn phân bón cho cây trồng.

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng

Xu hướng chăn nuôi bò nhốt chuồng

2. Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả

2.1. Chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi

Nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, cũng như chăm sóc đàn bò thì vấn đề xây dựng chuồng trại nên được lưu ý. Xây dựng chuồng nuôi bò ở những nơi sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát về mùa hè. Ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Đông Nam hoặc Nam. Diện tích chuồng nuôi bình quân khoảng 3-5 m2/ con.

Tùy theo quy mô mà chuồng bò có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc chắn. Không láng trơn gây nguy hiểm cho bò. Có độ dốc từ 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng uống, máng ăn dọc theo hành lang. Kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía trước 50 cm, cao phía sau 80 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống là 60 cm x 60 cm x 40 cm.

Đối với trang trại chăn nuôi bò lớn, cần quy hoạch thành các khu: khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ. Phân chia thành nhiều chuồng nuôi, mỗi khu cách nhau từ 300 – 500m. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng sâu 30 cm, 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hầm biogas hoặc hố ủ phân. Có thể đầu tư thêm hệ thống rèm che cách tầm bò với từ 1-1,5m. Xây dựng hệ thống cây xanh chống nóng cho bò.

2.2. Vệ sinh chuồng trại

–  Vệ sinh thường xuyên chuồng trại bằng cách khử trùng, tiêu độc.

– Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng uống, máng ăn, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Tẩy uế chuồng trại định kỳ, khu vực xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, ruồi muỗi,…, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào chỗ ở và khu chăn thả bò.

Những điều cần biết trong chăn nuôi bò

Vệ sinh chuồng bò sạch sẽ

2.3. Chọn giống

Khi chọn mua giống bò để nuôi vỗ béo đối với bê tơ thì không nên chọn giống bò nội, bò ta màu vàng. Nếu là bò trưởng thành nên chọn những con có bộ khung to khỏe mạnh. Loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh, thời gian cần thiết để vỗ béo bò chỉ cần khoảng 2 tháng không nên chọn những con đã quá già.

Để chăn nuôi bò thịt có hiệu quả cao bà con nên chọn giống bò lai nhóm zêbu gồm: Red Sindhi, Brahman, Sahiwal. Đặc biệt giống bò Brahman có nguồn gốc từ Ấn Độ và Brazin đang được nhiều bà con lựa chọn để nuôi vì bò Brahman có thể lực tốt thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới khô hạn. Khả năng sinh sản và sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ khô hạn, việc đầu tư và chăm sóc cũng tiết kiệm hơn.

Ngoài ra khi chọn giống bò bà con nên lưu ý một vài điểm sau:

  • Chọn những con có thể chất khỏe mạnh.
  • Ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm.
  • Đầu cổ linh hoạt, mặt ngắn chán rộng mắt sáng, mõm bẹ bộ răng còn tốt.
  • Lưng dài, thẳng, ngực sâu, rộng bụng tròn gọn.
  • Mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to.
  • Chân thẳng, bước đi vững trãi, chắc chắn, móng khít.
  • Yếm rộng, bao da rốn phát triển.

2.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng, vỗ béo

2.4.1. Chế độ ăn uống

Với mô hình chăn nuôi bò thịt phát triển nhanh thì cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý. Lượng thức ăn phải đạt khoảng  là 2,5% so với  trọng lượng cơ thể. Và phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm giúp bò phát triển nhanh chóng. Việc tập cho bò làm quen và ăn thức ăn tinh rất  quan trọng. Ban đầu bà con nên cho ăn nhiều thức ăn thô xanh; ít thức ăn tinh giúp bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu cho bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc acid (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dụng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hợp lý, khoa học.

– Bò cái chửa : Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng; đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng. Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 – 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20 – 30g muối.

– Bò cái nuôi con. Ngoài khẩu phần trên, cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi; thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.

– Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250-300kg lúc 24 tháng tuổi. Bà con cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80-90 ngày; thời gian là trước khi bán bằng thức ăn tinh 1 kg/con/ ngày.

10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò

Thức ăn cho bò

2.4.1. Phòng bệnh cho bò

Để phòng bệnh cho đàn bò ngoài việc tiêm phòng bà con cần quyét dọn hàng ngày để nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.

  • Sát khuẩn chuồng trại định kỳ bằng Bencozid, Cloramin 3- 5%.
  • Sau mỗi đợt nuôi dùng nước vôi 20% quyét toàn bộ khu vực chuồng nuôi
  • Cung cấp đầy đủ thức ăn theo tiêu chuẩn cho từng giai đoạn sinh trưởng.
  • Nước uống đủ và sạch.

Cần phòng bệnh theo định kỳ cho bò :

  • Tiêm phòng vác xin bắt buộc định kỳ 2 lần/ năm. Đối với bệnh lở mồm long móng tụ huyết trùng: lần 1 vào tháng 2-3 hàng năm sau 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2.
  • Phòng bệnh sán lá gan: dùng Dertyl B Fascioranida hoặc Nitrolin tẩy giun sán hoặc tiêm dưới da 1 ml/25kg thể trọng.
  • Bệnh ghẻ rận, dùng thuốc BKA để điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *