Những năm trở lại đây, cóc Thái được mọi người ưa chuộng bởi đặc tính giòn, vị chua thanh, ngọt. Đặc biệt hơn cả là sai trái và cho trái quanh năm, ít sâu bệnh, giá trị kinh tế lại cao. Bên cạnh đó, cóc Thái là loại cây nhỏ cây, trái đẹp nên còn được trồng trong chậu để làm cây cảnh và có thể trồng cây trên sân thượng.
Contents
Đặc điểm nổi bật của cây:
- Cây cóc Thái có tên khoa học là Spondias mombin L, là một loại cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Anacardiaceae – đào lộn hột. Đây là loài cây thân gỗ, sống lâu năm và có đặc điểm là ưa nắng.
- Cây cao tầm 1,5 tới 2m tuy nhỏ nhưng tán nhánh sum suê và ra trái quanh năm. Lá cóc Thái có dạng hình thuôn tròn, mép lá có răng cưa. Đầu mùa khô, lá chuyển đổi sang màu vàng tươi.
- Quả cóc Thái có hình dáng giống quả trứng, hình bầu dục, vỏ màu xanh, dày nhưng mềm, thịt màu vàng và xanh nhạt, vị chua, mùi dầu thông. Và quả mọc thành chùm tầm 2 tới 12 quả. Khi quả cóc Thái còn non và ăn rất giòn, tuy nhiên quả già, chín thì mềm, vị chua ngọt. Hơn nữa, quả cóc Thái có hạt lép hay không hạt nên rất được ưa chuộng.
- Đặc điểm nổi trộn của cây cóc Thái là sau khi hái trái và cắt bỏ nhánh già, cây vẫn ra đọt mới, bông lại liên tục và cây có càng già thì càng sai trái.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây:
Phương pháp trồng và chăm sóc cây cóc Thái cho năng suất cao
Kỹ thuật trồng:
1. Chọn giống:
Cây cóc Thái được nhân giống bằng hạt hoặc ghép mắt. Nhưng thông dụng nhất là trồng cây ghép mắt. Bởi cây nhanh cho thu hoạch, năng suất cao. Cây giống đạt chiều cao cành ghép từ 30 – 50 cm, đường kính gốc ghép từ 1,5 – 2 cm, tuổi ghép mắt từ 3 – 5 tháng.
2. Thời vụ và mật độ trồng:
Cây Cóc có thể được trồng quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất là vào đầu mùa mưa, tránh những thời điểm nắng nóng hoặc quá lạnh.
- Nếu trồng trong vườn, khoảng cách phù hợp giữa các cây là từ 9 đến 15 mét.
- Nếu trồng trong chậu, hãy chọn chậu có kích thước miệng từ 35 – 40cm và chiều cao từ 30-50cm.
3. Đất trồng:
Đất trồng nên có cấu trúc phù hợp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng đất hữu cơ Orgamix 3 in 1 hoặc kết hợp đất thịt với xơ dừa đã qua xử lý, trấu hữu cơ và phân chuồng để tạo thành môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng.
4. Cách trồng:
- Làm đất: Đào một hố trồng với kích thước khoảng 50cm x 50cm x 50cm.Trong hố trồng, trộn đất với phân chuồng và lân vôi để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Bón lót: Mỗi hố nên dùng phân chuồng hoại mục 50kg và 1,5 – 2kg super lân. Và trộn đều với đất mắt, cho xuống là 3/4 hố. Tiếp đó, lấp đầy phía dưới giúp cho rễ cây phát triển ở giai đoạn đầu và cải thiện được độ phì nhiêu của lớp đất đấy hố nhằm điều kiện cây phát triển.
Bón lót cho cây cóc thái
- Trồng cây: Tháo bao nilon, đào hố, đặt cây xuống. Rồi lấp đất vào gốc, ấn nhẹ tay cho cây, tránh làm đứt rễ cây và trồng xong tưới nước cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc:
Tưới nước: Trong khoảng 15 ngày đầu khi trồng, bạn nên tưới nước 2 lần trên lần vào lúc sáng sớm và lúc chiều mát. Tiếp đó, cứ tầm 1 – 2 ngày tưới 1 lần.
Bón thúc: Cho phân bò, phân dê, phân hữu cơ, phân trùn quế … Và sau mỗi đợt hái nên bón thêm phân và đất mặt.
Tỉa mầm: Để hạn chế được chiều cao, giúp cây ra nhiều trái, bạn nên thường xuyên cắt ngọn. Vào mùa xuân thì bạn nên tỉa, cắt trụi cành, nhánh nhỏ cây giúp cây phát triển mạnh hơn so với mùa hè. Khi cây cao tầm hơn 1m nên bấm ngọn. Sau mỗi đợt thu hoạch, hãy cắt bỏ những cành yếu không cho quả nữa để tạo không gian thông thoáng cho cây.
Phòng trừ bệnh, sâu hại:
Dù là cây rất ít sâu bệnh tuy nhiên nếu trong quá trình trồng, chăm sóc không tốt thì cây cóc Thái này dễ bị rệp muội bám vào trên ngọn cây làm cho lá không thể xanh dẫn tới vàng, chết. Nếu gặp tình trạng đó thì bạn nên phun thuốc đặc trị. Chẳng hạn như:
- Để phòng trừ sâu, rầy, bọ trĩ và sâu đục thân, có thể sử dụng các loại thuốc như Bacillus NLU (chế phẩm sinh học) và Confidor (thuốc trừ sâu).
- Đối với bệnh phấn trắng, hãy sử dụng thuốc Anvil.
- Để đặc trị thán thư và vàng lá, có thể sử dụng thuốc Polyoxin AL 10WP.
Tóm lại, kỹ thuật trồng cây cóc Thái và cách chăm sóc cây khá đơn giản nếu bà con chọn giống tốt cũng như gieo trồng đúng mùa vụ. Hy vọng những thông tin hướng dẫn ở trên sẽ giúp cho bà con có một mùa vụ cóc Thái năng suất và thành công.