Mô hình trồng rau sạch ở đô thị Miền Tây thu lợi nhuận cao

Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm, các mô hình nông nghiệp đô thị tại miền Tây, bao gồm việc trồng rau sạch và nuôi thủy sản theo phương pháp an toàn, đã nổi lên nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố. Các gia đình tham gia vào mô hình trồng rau sạch ở các khu đô thị miền Tây có thể kiếm được thu nhập cao. Một số gia đình đạt hơn 100 triệu đồng mỗi tháng.

1.Cần Thơ Farm: Mô hình nông nghiệp đa năng

Cần Thơ Farm rộng 6.000m² trên đường Võ Văn Kiệt (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) với cải, cà chua, dưa lưới… được trồng theo phương pháp thủy canh và địa canh. Ngoài trồng, cung ứng rau sạch, mô hình thực nghiệm trồng nho, táo Cần Thơ Farm còn có khu trưng bày đặc sản bản địa vùng ĐBSCL, kết hợp với du lịch trải nghiệm.

Ông Nguyễn Văn Phong – Chủ nông trại Cần Thơ Farm cho biết, nông trại dành những khu đất phục vụ người yêu thích trồng trọt, nhất là trẻ con muốn được tự tay vun trồng và chăm sóc.

“Chúng tôi hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp cây giống, người thuê đất trồng rau cải có thể tự trồng hoặc nhân viên sẽ trồng giúp. Họ chăm sóc, thu hoạch và chế biến tại chỗ”, ông Phong cho biết.

2. Đầu tư thu lợi lớn vào vườn rau thủy canh ở Cà Mau

Còn ông Phạm Văn Biển (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã “chơi lớn” đầu tư hơn 2 tỉ đồng là tài sản tích cóp cả đời có được để phát triển vườn rau thủy canh rộng hơn 1.200m² tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Trong vườn, ông Biển xen canh đủ các loại cải và rau ăn lá để hằng ngày có sản phẩm cung cấp cho các siêu thị.

Đô thị miền Tây trồng rau sạch thu hơn 100 triệu/tháng
Ông Phạm Văn Biển, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) kiểm tra vườn rau thủy canh.

Những ngày đầu, không ít người bàn tán khi biết ông Biển đã từ bỏ mức lương giám đốc hơn 20 triệu đồng/tháng để về trồng rau thủy canh. Chưa hết tiếc nuối thì hàng xóm bắt đầu thán phục người đàn ông dám nghĩ dám làm này. Hiện tại với lượng tiêu thụ ổn định cùng mức giá bán được cao. Hằng tháng vườn rau của ông Biển đã cho thu về gần 100 triệu đồng.

“Trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao nên việc đầu tư ban đầu vào các hệ thống mái che, lọc, máy móc rất tốn kém. Công việc chăm sóc rau nhẹ nhàng nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật cao. Tôi dám bỏ công việc 20 triệu/tháng là có tính toán, có kế hoạch từ trước chứ không làm theo cảm hứng”, ông Biển nói.

3. Hỗ trợ và phát triển nông nghiệp đô thị ở Cần Thơ

Theo thống kê, thành phố Cà Mau có hàng trăm hộ dân đầu tư nhà lưới, nhà kính để trồng rau, trồng dưa và các loại cây ăn quả, ăn lá ngắn ngày. Sản xuất theo mô hình này khắc phục được tình trạng tốn nhiều diện tích đất. Hạn chế sâu bệnh, quản lý được nguồn nước, tránh ngập lụt, tránh mưa gió gây thiệt hại.

Ông Võ Thanh Hoàng – Trưởng Trạm khuyến nông quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ cho biết, quận có nhiều mô hình nông nghiệp đô thị như: trồng nấm đông trùng hạ thảo, nấm bào ngư, nuôi cá kiểng, nông trại kết hợp du lịch Cần Thơ Farm…

Trong đó, có những hộ dân diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi trồng nên có thu nhập ổn định.

Ông Hoàng dẫn chứng mô hình nuôi cá kiểng ở phường Long Tuyền với diện tích đất 50 – 60m² nhưng cho thu nhập từ 80 – 90 triệu đồng/năm. “Quận hỗ trợ giá 60% cây giống và 50% con giống đối với các mô hình nông nghiệp đô thị, đồng thời hỗ trợ họ đăng ký sản phẩm OCOP”, ông Hoàng cho biết.

Ông Nguyễn Thành Phương – Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau cho biết, thời gian qua nhiều người đã chọn hình thức trồng rau theo hướng công nghệ cao để tăng thu nhập. Theo ông Phương, trồng và phát triển nông nghiệp theo hướng đầu tư kỹ thuật công nghệ tốn nhiều chi phí nhưng bù lại năng suất cao và sản phẩm bán ra thị trường được giá nên đa phần các mô hình trồng đều mang lại hiệu quả.

Trồng nho trong nhà màng phục vụ khách trải nghiệm.
Trồng nho trong nhà màng phục vụ khách trải nghiệm.

Ông Trần Thái Nghiêm – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cho biết, TP sẽ phát triển mạnh nông nghiệp đô thị trong thời gian tới. Các mô hình cây ăn trái giúp tạo môi trường, cảnh quan để phát triển thành phố sinh thái.

Còn các mô hình trồng hoa, rau, nấm… theo hướng công nghệ cao. Giúp tạo nguồn thực phẩm xanh tại chỗ. Đồng thời là nơi trải nghiệm phục vụ nhu cầu cư dân đô thị, tạo thu nhập cho lao động.

Ông Trần Vũ Hùng – Trưởng Phòng Kinh tế quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ – cho biết quận Cái Răng có 10 hộ dân đầu tư mô hình nuôi lươn tuần hoàn, trồng dưa lưới, rau ăn lá công nghệ cao.

Bước đầu cho thấy các mô hình nông nghiệp đô thị đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Cụ thể mô hình nhà lưới công nghệ cao trồng rau ăn lá mang lại năng suất cao, dao động khoảng 2,5 – 3,5 tấn/1.000m², cao hơn so với cách trồng theo truyền thống và lợi nhuận trung bình cao hơn 20 – 30%, đặc biệt là giảm khoảng 80% chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *