Bưởi Năm Roi là một trong những loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Mùa thu hoạch bưởi Năm Roi thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, đây là thời điểm quan trọng để bà con nông dân chăm sóc cây bưởi để đạt được năng suất cao nhất.
Bón phân là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của bưởi Năm Roi. Bón phân đúng cách và hợp lý sẽ giúp cây bưởi phát triển tốt, ra nhiều trái và cho quả to, ngọt.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách bón phân cho cây bưởi Năm Roi trong mùa thu hoạch, giúp bạn “giải mã” bí quyết để có được mùa bưởi bội thu.
Contents
1. Bón phân hữu cơ hàng năm
Phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với cây trồng, nhất là cây ăn quả lâu năm như bưởi Năm Roi. Dù cho cây bưởi chưa cho trái hay đang cho thu hoạch ổn định, cần thiết phải bón phân hữu cơ hàng năm bằng các loại phân bón hữu cơ như: phân chuồng hoai mục, phụ phẩm nông nghiệp được xử lý vi sinh vật hay phân hữu cơ chế biến như Đầu Trâu Organic đa dụng, Đầu Trâu ra rễ…
Lượng bón cho mỗi gốc bưởi từ 15-20kg phân chuồng, hoặc 2-3kg phân hữu cơ chế biến, bón vào đầu và cuối mùa mưa, có thể kết hợp bón với phân khoáng như Đầu Trâu NPK 20-20-15 + TE, Đầu Trâu tăng trưởng (NPK 19-12-6 + TE)… để giúp cây phục hồi nhanh sau khi thu hoạch.
2. Bón vôi bột sau khi thu hoạch hoặc trước mùa mưa
Tùy theo độ chua của đất (pH cao hay thấp) mà cần thiết phải bón vôi cho vườn bưởi từ 0.5 – 1 tấn/ha thường vào đầu mùa mưa.
Vôi giúp tăng pH đất, cung cấp Ca, ngăn chặn sự suy thoái của đất, giảm tác hại của mặn, giúp vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, ức chế sự phát triển nấm bệnh hại rễ trong đất, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ, giúp giải độc, tăng sức chóng chịu và hạn chế hiện tượng nứt trái.
3. Bón phân cho cây bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây chưa cho trái)
Giai đoạn này cây chủ yếu phát triển thân lá và bộ rễ do vậy nhu cầu về đạm, lân cao hơn Kali. Mặc dù qua năm thứ 2 và thứ 3 cây bắt đầu cho trái nhưng chưa nhiều. Lượng phân bón khuyến cáo như sau: Đầu trâu NPK 20-20-15 TE, lượng bón 0.1 – 0.2kg/cây/lần bón. Có thể dùng Đầu trâu tăng trưởng (NPK 19-12-6 + TE), lượng dùng 0.15 – 0.2kg/cây/lần bón.
Nếu vùng đất bị nhiễm phèn có thể sử dụng Đầu trâu mặn phèn lượng từ 0.1-0.2kg/cây/lần bón. Thông thường bón làm 3 đợt/năm: đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Tùy theo cây và độ tuổi cây mà giảm lượng bón và tăng số lần bón cho hợp lý. Lượng phân bón các năm sau phải cao hơn năm trước từ 50-100g/cây/lần bón.
4. Bón phân cho cây bưởi giai đoạn kinh doanh (cây đang cho trái ổn định)
Sau thu hoạch trái, cây bưởi đã tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng vì vậy cần phải bón đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây nhanh phục hồi. Trong giai đoạn ra hoa và nuôi quả, cây bưởi biến đổi về sinh lý sinh hóa rất phức tạp, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy lượng bón được khuyến cáo theo 2 cách như sau:
Lưu ý: khi cần xử lý ra hoa, giai đoạn trước ra hoa cần bón các loại phân có hàm lượng lân và kali cao, có thể xử lý bằng phân bón lá như MKP 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Cách bón:
Cách 1: Tạo rãnh rộng 20cm, sâu 5-10cm chạy quanh theo mép tán lá, bón phân rồi lấp đất lại
Cách 2: Xới nhẹ đất quanh tán cách gốc 0.4-0.5m, rãi cho hạt phân rơi xuống khe đất rồi dùng cuốc lấp đất nhẹ.
Chú ý: Khi xới đất nên hạn chế làm đứt rễ , không nên bón bằng cách rãi trên mặt đất và bón phân quá gần gốc (nếu đất khô phải tưới đủ ẩm cho phân tan vào đất).