Mùa khô Tây Nguyên luôn là thách thức lớn đối với người trồng cà phê. Khí hậu khắc nghiệt với nắng nóng gay gắt và thiếu nước khiến cây cà phê dễ bị ảnh hưởng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê.
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cây cà phê vượt qua mùa khô và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bón phân thế nào để hiệu quả và “vàng” là điều không phải ai cũng biết.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách bón phân cho cây cà phê trong mùa khô Tây Nguyên, giúp bạn “giải mã” bí quyết để có được mùa cà phê bội thu.
Contents
1. Tại sao phải bón phân cho cây cà phê vào mùa khô?
Những lưu ý được nêu ra trong bài viết này là kết quả được rút ra từ việc khảo sát tình hình sản xuất thực tế của 460 hộ nông dân trồng cà phê thông qua phỏng vấn trực tiếp theo mẫu câu hỏi soạn sẵn (tháng 9/2023) và phân tích 150 mẫu đất (gồm 22 chỉ tiêu/mẫu: từ pH, OM%, NPK ts, dễ tiêu, các chất dinh dưỡng trung vi lượng, thành phần cơ giới và tuyến trùng trong đất) của 5 tỉnh trồng cà phê Tây Nguyên, tháng 10/2023 (hoạt động này trong Chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2023-2026 giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty CP Phân bón Bình Điền)
Sự cần thiết của các chất dinh dưỡng
Sau thu hoạch, cây cà phê trải qua một giai khô hạn nắng nóng, đất lúc này đã giảm độ ẩm, lá cây có dấu hiệu bị héo gọi là hiện tượng “xào lá”, đây cũng là “giai đoạn cây phân hóa mầm hoa”. Giai đoạn này cây cà phê rất cần nước và dinh dưỡng.
Phân bón phù hợp trong giai đoạn này là các loại có hàm lượng đạm cao giúp cây phục hồi các cơ quan sinh trưởng như đỉnh chồi, rễ mới nhanh hơn trong điều kiện nắng nóng khô hạn.
– Lân giúp cây phân hóa mầm hoa, giúp hoa nở hoa đồng loạt.
– Kali giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận. Thiếu kali làm hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân nhiều, năng suất và chất lượng thấp.
– Các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng như lưu huỳnh, magiê, canxi và các chất trung vi lượng khác rất cần thiết nên cần được bổ sung. Các nguyên tố vi lượng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện nắng nóng. Thiếu các nguyên tố vi lượng, cây cằn cỗi, khả năng nảy chồi ra lá mới chậm và ít, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp.
Các loại phân bón phổ biến
Hiện nay, nhà vườn thường chỉ bón phân một số loại phân như Urea, SA hoặc một vài loại phân bón khác có khả năng tan nhanh kết hợp với tưới nước.
Tuy nhiên, nếu chỉ bón phân theo cách như trên không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cà phê. Từ thực tế này, Công ty CP Phân bón Bình Điền giới thiệu loại phân bón phù hợp cho cà phê mùa khô như sau: Đầu Trâu Mùa Khô.
Phân bón Đầu Trâu Mùa Khô (NPK 20-5-6+TE) chuyên dùng cho cây cà phê mùa khô. Phân bón này được các nhà khoa học của Bình Điền liên tục nghiên cứu và cải tiến tốt hơn theo nhu cầu cây cà phê.
Với thành phần đạm cao, lân và kali vừa phải (20% N, 5% P2O5, 6% K2O) và đầy đủ các chất trung và vi lượng, phân bón Đầu Trâu Mùa Khô giúp cà phê hồi phục nhanh sau thu hoạch, thúc đẩy phân hóa mầm hoa tốt, ra nhiều hoa, hoa nở đều và tập trung, tỷ lệ đậu quả cao, giảm tỷ lệ rụng quả, quả lớn nhanh, năng suất cao và chất lượng cà phê tốt. Phân Đầu Trâu Mùa Khô với khả năng tan nhanh đến 99,9% nên rất thích hợp với việc bón phân kết hợp tưới nước và hoàn toàn thay thế được urea, SA hay các loại phân khác.
2. Cách bón phân và một số lưu ý
-Trong mùa khô có thể bón từ 2-3 lần phân Đầu Trâu Mùa Khô với lượng bón từ 200-300kg/ha/lần tùy theo tình trạng cây và tính chất đất kết hợp với các đợt tưới.
-Nếu năng suất vụ trước cao, thời tiết mùa khô bất lợi, cây mất sức nhiều cần phải bón lượng phân ở mức trên của khuyến cáo.
-Nếu vườn cây có sức khỏe bình thường, khả năng phục hồi nhanh thì phân bón Đầu Trâu mùa khô có thể được bón trong khoảng khuyến cáo vào lần tưới thứ 2 sau khi đất đã đủ ẩm, bộ rễ đã phục hồi trở lại có khả năng hút nước và phân bón tốt.
-Nếu tình trạng vườn cây mà bị suy nhiều cần phải giúp phục hồi nhanh, có thể bón phân Đầu Trâu mùa khô ngay khi tưới nước lần đầu. Cách bón là xả nước vào bồn cho gần đủ lượng nước cần tưới để nước ngấm xuống tầng đất dưới, sau khi nước ngấm hết vào đất tiến hành rải phân vào bồn rồi tưới thêm với lượng nước còn lại cho đủ nhu cầu của cây để phân tan ra ngấm vào tầng đất mặt (lúc đó phân sẽ tan và giữ lại ở tầng đất có mật độ rễ có khả năng hút phân cao nhất), hạn chế thất thoát phân bón.
– Không nên chỉ bón phân có hàm lượng đạm cao, cây sẽ nhanh “bốc” nhưng sẽ nhanh “tàn”, vườn cây sẽ không bền vững. Khi cây có sức khỏe không tốt, sức đề kháng yếu sẽ là điều kiện tốt cho sâu bệnh tấn công, lúc đó chi phí sản xuất sẽ cao, năng suất và chất lượng cà phê sẽ không đạt yêu cầu cho xuất khẩu sang một số các thị trường khó tính.
-Luôn quan tâm đến việc cân bằng dinh dưỡng cho cây thông qua việc sử dụng phân bón chuyên dùng cho cà phê, nhất là giai đoạn quan trọng: giai đoạn phân hóa mầm hoa và nuôi trái non.