Nhện đỏ, với kích thước nhỏ bé tưởng chừng vô hại, lại là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất đối với cây trồng. Chúng ẩn nấp dưới mặt lá, hút nhựa cây, khiến cây còi cọc, vàng úa và thậm chí chết dần. Bài viết này Agri360 sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu của nhện đỏ
hiểu rõ tác hại của nó đối với cây trồng, áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả, sử dụng các phương pháp an toàn, thân thiện với môi trường
Tên khoa học: Tetranychus sp.
Họ: Tetranychidae
Bộ: Acarina.
Nhện đỏ là loài dịch hại nhỏ li ti hút nhựa cây, một loại thường hay gặp vào mùa nắng nóng. Chúng tấn công mặt dưới lá cây và hút nhựa sống của cây; khi bị nhiễm nhện đỏ với số lượng lớn, cây có thể bị chết. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ cách nhận biết và đưa ra một số phương pháp trừ nhện đỏ.
Contents
1. Đặc điểm của nhện đỏ
Nhện đỏ phóng to
Có rất nhiều giống nhện đỏ, đa số có thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 – 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
Nhện đỏ và trứng
Nhện đỏ Tetranychus sp. đang đẻ trứng
Nhện đỏ Tetranychus sp.
(A) Trái ớt bị truyền bệnh siêu vi nhện hại; (B) Nhện đỏ gây biến dạng lá ớt; (C) Nhện đỏ chích hút truyền khuẩn (virus) cho cây.
Trứng nhện rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá (thường là được gắn chặt vào mặt dưới của lá, ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển), khoảng 4 – 5 ngày sau trứng nở.
Ấu trùng này rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 – 10 ngày.
Nhện đỏ sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ (khi mật độ cao sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả). Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc không ra lộc
2. Cách nhận diện và hậu quả do nhện đỏ gây ra
Nhện đỏ hay sống mặt dưới lá
Thông thường, nó thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách, lật mặt duới lá cây và coi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò giống như con nhện.
Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có nhưng con li ti như đầu kim di động, đó là nhện đỏ.
Khi mà trên rau có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã có rất nhiều nhện đỏ trên rau.
Mật độ nhện đỏ dày đặc
Thiệt hại do nhện đỏ Tetranychus sp. ở mặt dưới lá dưa hấu (Nguồn: Trần Văn Hai, ĐHCT)
- Nếu cây bị nhiễm nhện đỏ, lá cây có thể xuất hiện các đốm vàng. Khi ánh sáng rọi lên lá cây, bạn sẽ nhìn thấy ánh bạc, thậm chí các vệt màu đồng hoặc bạc trên lá.
- Kiểm tra xem có các mạng trắng trên cây không. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của nó. Mạng nhện thường tập trung xung quanh những nơi ăn của chúng. Tuy nhiên không phải loài nào cũng giăng mạng.
- Để xác định sự xuất hiện của nhện đỏ là lấy một tờ giấy trắng, đặt bên dưới cây mà bạn nghi ngờ có nó và rung nhẹ cuống lá. Một số nhện đỏ sẽ rơi xuống giấy. Bạn có thể nhìn thấy chúng rõ hơn qua kính lúp.
- Các dấu hiệu hư hại khác bao gồm: lá cây bị méo mó, biến dạng, héo rũ, xuất hiện các đốm, sọc hoặc biến màu trên bề mặt lá. Nếu bị nhiễm nặng, lá cây có thể bắt đầu rụng
Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Nhện còn có thể truyền bệnh virus cho cây.
– Nó phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng, cây bón nhiều đạm. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng. Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng.
– Đối với cây hoa lan: Nó thường xuất hiện sớm ở mặt dưới của lá nên rất khó phát hiện, sau đó sinh sôi nảy nở rất nhanh, cắn hại lá, chích hút dịch bào trong mô lá lan tạo ra các đốm li ti dầy đặc màu nâu, rồi thành từng đám lớn. khi bị hại nặng ở đằng sau lưng lá xuất hiện các sợi tơ, làm cho lá bị vàng đi, khô và rụng.
3. Phương pháp diệt trừ nhện đỏ
3.1. Phương pháp sinh học
*Nhanh chóng loại bỏ những phần cây bị nhiễm nhện đỏ nặng.
Nhặt lá rụng và ngắt những chiếc lá đã bị hư hại nặng. Điều này sẽ ngăn chặn nhện đỏ lây lan sang các cây gần đó. Cho các lá cây hư hại vào túi ni lông kín và vứt vào thùng rác hoặc đốt.
- Nếu toàn bộ cây bị nhiễm nhện đỏ, bạn nên cân nhắc loại bỏ cả cây. Điều này sẽ đem lại cơ hội sống sót cho các cây khác.
- Chỉ tưới nước từ phía trên cho các cây bị nhiễm nhện đỏ và tiếp tục loại bỏ những phần cây bị nhiễm ngay khi được phát hiện.
*Dùng thuốc trừ nhện gốc thực vật
- Dầu neem là một loại thuốc trừ nhện hại làm từ hạt của cây neem. Dầu neem rất công hiệu trong việc diệt trừ nhện đỏ, ngoài ra cũng có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh phấn trắng.
- Tinh dầu hương thảo cũng có hiệu quả tương tự như thuốc trừ sâu hữu cơ, sẽ diệt nhện đỏ và không làm hại các loài nhện săn mồi có ích khác. Thử xịt dung dịch tinh dầu hương thảo và nước lên lá cây bị nhiễm.
- Cinnamite, một loại thuốc trừ dịch hại không độc, được làm từ tinh dầu quế. Mặc dù an toàn và có tác dụng diệt trừ nhện đỏ, nhưng loại thuốc này không diệt được trứng. Vì vậy, phải sử dụng cách khoảng 3 ngày một lần trong 2 tuần để đảm bảo các trứng của nó mới nở cũng bị tiêu diệt hết.
*Dùng trà thảo mộc tự pha chế
☑ Pha trà thảo mộc với 1 thìa canh bột quế, 1 thìa canh bột đinh hương và 2 thìa canh gia vị Ý pha cùng 1 lít nước. Đun sôi nước, sau đó tắt bếp.
☑ Khi nước đã nguội bớt, cho thêm khoảng 2 thìa canh (30 ml) tỏi tươi nghiền. Chờ cho nước nguội hẳn, sau đó lọc qua một mảnh vải lấy nước bỏ bã.
☑ Sau đó thêm một chút nước rửa bát vào trà rồi rót vào bình xịt. Xịt vào mặt dưới lá cây bị nhiễm nhện đỏ cách 3 ngày một lần trong 2 tuần. Phương pháp này sẽ tiêu diệt nhện đỏ rất hiệu quả.
*Dùng muối hữu cơ
Hòa với nước và phun lên các cây dễ bị nhiễm nhện đỏ vào buổi tối để tạo môi trường mát và ẩm hơn. Khi đó các loại a-xít béo hoặc muối kali sẽ chà xát vào cơ thể nhện đỏ.
*Tạo điều kiện sinh sống cho thiên địch của nhện đỏ
☑ Các loài côn trùng săn mồi như ấu trùng bọ cánh gân (lacewing larvae), bọ trĩ bắt mồi (predacious thrip) và bọ rùa có thể giúp giảm số lượng nhện đỏ nếu được khuyến khích ở lại trong vườn.
6.Thường xuyên lau rửa các cây trong nhà.
Nếu các cây này dễ lau rửa thì đây là một phương pháp hiệu quả mà không độc hại để loại bỏ nhện đỏ.
- Bạn có thể dùng nước thường hoặc dung dịch nước mát và nước rửa bát loại nhẹ dịu. Dùng 3 thìa canh nước rửa bát cho mỗi 4 lít nước. Bạn có thể dùng bất kỳ loại xà phòng nào, nhưng tốt nhất là xà phòng tự nhiên làm từ dầu ô liu. Hoặc bạn cũng có thể dùng xà phòng diệt khuẩn.
- Dùng miếng bọt biển nhúng vào nước xà phòng và lau lên từng chiếc lá cây hoặc rót vào bình xịt để xịt lên mặt dưới lá.
- Nếu trên cây vẫn còn nhện đỏ, 6 ngày sau bạn hãy lau rửa lá bằng nước xà phòng lần nữa. Lưu ý rằng một số loài cây đặc biệt nhạy cảm với xà phòng, do đó bạn nên cân nhắc thử lên một phần nhỏ trên cây trước khi xịt lên cả cây.
Phương pháp hóa học
1. Dùng cồn tẩy rửa
Cồn isopropyl có thể tiêu diệt nhện đỏ rất hiệu quả. Bạn chỉ cần thấm cồn vào một mảnh vải sạch và lau lên mặt dưới là cây bị nhiễm
2. Diệt trừ nhện đỏ bằng dung dịch lưu huỳnh
Dùng dung dịch lưu huỳnh xịt đều lên lá cây. Không dùng lưu huỳnh bột, vì bột lưu huỳnh có thể bay lên, và bạn có thể hít phải. Đảm bảo không xịt dung dịch lưu huỳnh trong vòng 30 ngày khi sử dụng tinh dầu cho cây hoặc khi nhiệt độ vượt quá 32 độ C.
3. Phun thuốc bảo vệ thực vật
Phun các thuốc có hỗn hợp hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)… Chú ý dùng khi dùng thuốc cần luân phiên thuốc để tránh nhện hại lờn thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.
7. Nhận biết và phong trừ nhện đỏ trên các loại cây trồng
7.1. Nhện đỏ trên cây ớt
Dấu hiệu nhận biết
Cả nhện trưởng thành và ấu trùng đều tập trung sống ở mặt dưới phiến lá của những chiếc lá non đang chuyển dần sang bánh tẻ. Loại nhện đỏ sẽ ăn phá lá, búp, cành non, quả. Làm xoăn nõn, lá non, hút dinh dưỡng trong trái làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái to dần lên.
Thuốc đặc trị nhện đỏ trên cây ớt
1. NilMite 550SC
Hoạt chất: Febutatin oxide 550g/lít
TÍNH NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
- Fenbutatin oxide hoạt chất trừ nhện thế hệ mới lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam nên diệt trừ hiệu quả nhện hại đã kháng các nhóm thuốc trừ nhện thông dụng khác.
- NilMite 550SC diệt nhện bằng cách tiếp xúc, vị độc thông qua việc ức chế tổng hợp ATP và diệt nhện hiệu quả cả trên nhện non và nhện trưởng thành của của nhiều nhóm nhện khác nhau (nhện đỏ, nhện vàng, nhện 2 chấm, nhện lông nhung, …).
- Nilmite 550SC liều dùng thấp, ít độc với cá, an toàn với nhóm nhện bắt mồi nên phù hợp với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
2. Pegasus 500SC 10ml
Tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi, nhện bị tê liệt sau khi phun thuốc, không ăn nên không còn tiếp tục gây hại và chết 2 – 5 ngày sau phun. Ngoài ra Pegasus còn diệt ấu trùng, thành trùng và trứng của một số loại nhện.
Hoạt chất: Diafenthiuron 500g/l
Cách dùng: Pha 7-10ml thuốc với 8 lít nước hoặc 15-20ml thuốc với 16 lít nước rồi phun đẫm toàn cây.
7.2. Nhện đỏ trên cây hoa hồng
Không chỉ có loài hoa hồng leo mà những loại hoa hồng khác cũng có nguy cơ bị nhện đỏ tấn công, những loài nhện này rất khó phát hiện, vì thế khi cây bị tấn công khá nặng rồi mọi người mới biết thì đã quá muộn dưới đây là cách diệt tận gốc cho cây hoa hồng.
Dấu hiệu nhận biết
Thông thường nhện đỏ rất thích núp ở mặt dưới của lá nên chúng ta phải lật lá lên soi, soi thật kỹ các đốm nhỏ liti đang bò thì mới thấy chúng và sẽ gây nên bệnh vàng lá trên cây hồng.
Đôi khi các bạn cần thấy trên các ngọn cây có xuất hiện tơ nhện mỏng và nhỏ bao quanh ngọn, và có các con nhỏ liti như đầu kim bò trên đó thì đó chính là nhện đỏ, khi bạn nhìn thấy tơ nhện thì trên cây đã và đang có rất nhiều nhện rồi.
Thuốc đặc trị nhện đỏ trên hoa hồng
Ortus 5SC – Thuốc đặc trị nhện đỏ trên hoa hồng
Hoạt chất | Fenpyroximate 5% |
Quy cách | 100ml |
Công dụng |
|
7.4. Nhện đỏ trên cây cảnh, cây bonsai, cây mai
Dấu hiệu nhận biết
☑ Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để phát hiện nhện cần phải dùng kính lúp kiểm tra hoặc ngắt những lá mai nghi ngờ có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy.
☑ Nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.
Thuốc đặc trị nhện đỏ trên cây cảnh, cây bonsai, cây mai
1. ALFAMITE 15EC
Đặc trị nhện đỏ, nhện gié, nhện long nhung cho hiệu quả cao trên các loại cây trồng
Hoạt chất | Pyridaben 150g/l |
2. Comite 73EC
Hoạt động theo cơ chế: Tiếp xúc và xông hơi. Nhờ hai tác động diệt trừ nhện hợp lực nên hiệu lực cao diệt được nhện đã kháng các loại thuốc khác.
Bằng cách xông hơi mạnh, Comite thâm nhập vào các lổ thở trên thân nhện, đánh bật và diệt cả nhện ẩn nấp nơi khó phun, mặt dưới lá. Từ đó gây rối loạn chuyển hóa , hô hấp và rối loạn dẫn truyền thần kinh.
Ngay sau khi tiếp xúc thuốc, nhện bị liệt rung, thay đổi hành vi, ngừng ăn, ngừng đẻ trứng và chết hoàn toàn. Diệt cả nhện trưởng thành và nhện non. Hiệu lực kéo dài và giảm bớt sự xuất hiện lứa sau. Thuốc trừ được các loài nhện hại bông, đậu đỗ, chè, cây ăn quả, cây cảnh.
Hoạt chất: Propargite
Cách dùng: Pha 15-16ml thuốc với 16 lít nước, lượng nước phun đẫm càng nhiều càng tốt.
3. Ortus 5SC
Thuốc trừ nhện Ortus đăng ký và sản xuất tại Nhật Bản, được phân phối bởi cty Bảo Vệ Thực Vật 1 Trung Ương, là thuốc đặc hiệu trừ nhện, diệt trừ tất cả các giai đoạn phát triển của nhện nên hiệu lực rất cao và kéo dài. Không mùi, dùng để tiêu diệt nhện đỏ rất hiệu quả.
Hoạt chất: Fenpyroximate 5%
Cách dùng: Pha 12-17ml thuốc với 8-10L nước. Phun ướt đẫm, đều tán lá.
4. Một số biện pháp phòng trị nhện đỏ
- Không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn. Thường xuyên kiểm tra lá cây, đặc biệt giai đoạn lá bánh tẻ trở đi, để kịp thời phát hiện và có biện pháp diệt trừ.
- Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
- Tưới phun với áp lực mạnh lên toàn cây, nhất là lá khi mật độ nhện cao
- Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
Lưu ý
- Phương pháp kiểm soát sinh học tốt hơn hóa học, vì nhện đỏ thường kháng thuốc trừ sâu rất nhanh.
- Thêm vào đó thuốc trừ sâu cũng tấn công cả các loài côn trùng săn mồi khác vốn có khả năng kiểm soát tình trạng nhiễm nhện đỏ và lập lại sự cân bằng trong tự nhiên. Do đó phải thận trọng hơn khi sử dụng.
- Việc diệt trừ loài công trùng này có thể rất khó khăn vì vậy để thành công bạn phải kiên trì, cố gắng không tạo điều kiện thích hợp cho nóphát triển (độ ấm, nơi ẩn nấp và một chút độ ẩm đối với hầu hết các loài, khô ráo hoàn toàn với một số loài khác).
- Một số virus thực vật lây truyền qua loài công tru này Đây cũng là một lý do xác đáng để tiêu diệt chúng.