BIO NPK dùng vi sinh vật để phân giải N, P, K khó tan trong đất. Từ đó, cây trồng hấp thụ N, P, K tự nhiên tối đa, tiết kiệm phân bón, tăng độ phì cho đất, tăng độ ngọt cho trái.
Thành phần
- Azotobacterchroococcum, Phosphobacteria, Frateuria aurantia: 30%
- Glycerol: 25%
- Carrier (Acua Base): 45%
- Spores Count (CFU) : 2×10 ^10 /gm
Công dụng
- Azotobacter chroococcum liên kết cố định nitơ trong khí quyển, tạo và tăng nguồn dinh dưỡng tự nhiên Nito cung cấp cho cây.
- Phosphobacteria hòa tan Phospho khó tan trong đất giúp cây trồng dễ hấp thu.
- Frateuria aurantia – vi khuẩn có khả năng huy động – Kali trong đất, giúp cây trồng dễ dàng tổng hợp và hấp thụ, có thể tiết kiệm được 50-60% Kali trong phân hóa học)
- Cải thiện và duy trì độ phì cho đất, giúp cây trồng hấp thu N, P và K tự nhiên một cách tối đa. Tăng độ ngọt cho trái, hiệu quả kinh tế cao mà không để lại bất kỳ dư lượng nào.
Tỷ lệ pha
- Rau màu và hoa: 1 chai ≈ 1 lít/ 200 lít nước/ 2000m2
- Cây ăn quả và cây công nghiệp: 1 chai ≈ 1 lít / 200-300 lít nước/ 100 trụ (gốc).
Hướng dẫn sử dụng
Để có hiệu quả tốt hơn nên trộn với 100kg phân hữu cơ sử dụng cho 2000m2. Phun chiều tối, sáng tưới đẫm.
Tham khảo thêm:
1. Đạm (N)
- Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng, giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào thực vật.
- Đạm có trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây.
=> Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi, cây phát triển chậm, rễ bị ngắn lại. Lá vàng nhợt nhạt, héo khô, chóp lá biến vàng rồi lan dần vào trong theo gân lá. Thân cây nhỏ, chồi cành ít, trái chín sớm, phẩm chất giảm.
2. Lân (L)
- Lân đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, tạo thành chất béo.
- Phân lân thúc đẩy ra rễ, kích thích việc ra hoa hình thành quả và ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
=> Thiếu lân (P): lá lúc đầu xanh sau đó chuyển sang vàng. Từ các lá phía dưới, và từ mép lá vào, lá nhỏ hẹp và sau đó chuyển sang màu huyết dụ (màu tím. Cây phát triển chậm, bộ rễ kém phát triển. Lá nhỏ hay bị rách và héo, trổ hoa trễ, quả chín muộn. Hiện tượng thiếu lân thường xảy ra trên ĐẤT CHUA, ĐẤT BẠC MÀU.
3. Kali (K)
- Kali xúc tiến quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp về nơi dự trữ, nên kali đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Kali giúp cây tăng sức chống chịu của cây ở các điều kiện khắc nghiệt như khô hạn hay giá rét.
- Đủ kali, cây có khả năng chống chịu sâu bệnh, ngã đổ, thúc đẩy ra hoa, làm hoa có màu sắc tươi tắn.
=> Thiếu kali (K): Thân cây yếu, dễ bị đổ ngã, phát triển chậm và còi cọc. Lá úa vàng dọc mép lá, rễ kém phát triển, dễ bị nhiễm vi sinh gây thối rễ, sức kháng sâu bệnh suy giảm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.