Quyết định số 148/QĐ-TTg – Quy định chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm

Contents

Bộ tiêu chí và quy định đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Số hiệu: 148/QĐ-TTg
Trích yếu: Về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy định đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Ngày ban hành: 24/02/2023
Ngày hiệu lực: 24/02/2023
Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
Loại văn bản: Quyết định

1. Chứng nhận OCOP, nhận diện OCOP là gì ?

Giới thiệu OCOP

OCOP (tiếng anh: One Commune, One Product) : là chương trình mang tên “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Chương trình OCOP: Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị cho từng sản phẩm theo đia phương.

  1. Là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
  2. Trọng tâm của chương trình OCOP là đối với Doanh nghiệp và Hộ sản xuất phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, đối với dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.
  3. Việc đã có khung pháp lý, cơ sở từ Nhà nước đã đóng vai trò kiến tạo, tạo điều kiện thực hiện chính sách; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Nhận diện thương hiệu Chứng nhận OCOP

Chương trình OCOP được nhận diện qua hệ thống nhận diện Logo:

✔ Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.

✔ Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững.

✔ Chữ O màu đỏ: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.

✔ Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.

chung-nhan-ocop

2. Thông Tin OCOP – Chứng Nhận OCOP – Mỗi Xã Một Sản Phẩm

2.1 Nội dung chính về Chương trình OCOP

Sản phẩm, Dịch vụ theo Chương trình OCOP, theo 06 nhóm, bao gồm:

  • Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.
  • Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.
  • Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
  • Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.
  • Lưu niệm – Nội thất – Trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,… làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.
  • Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,…

Đánh giá và Phân hạng sản phẩm theo chương trình OCOP, gồm 05 hạng sao:

  1. Hạng 1 sao: Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao;
  2. Hạng 2 sao: Sản phẩm chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao;
  3. Hạng 3 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao;
  4. Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;
  5. Hạng 5 sao: Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;

 2.2 Bộ Tiêu chí đánh giá Chứng nhận OCOP

Đến với quy định đánh giá chứng nhận OCOP với Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ.

Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm 06 ngành hàng:Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc;lưu niệm – nội thất – trang trí; và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm ba (03) phần:

  • Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
  • Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
  • Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm ; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

2.3 Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí.

Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:

✔ Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu;

✔ Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao;

✔ Hạng 03 sao:Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn,có thể nâng cấp lên hạng 4 sao;

✔ Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao;

✔ Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, làsản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

 2.4 Chủ thể theo chương trình OCOP

Đối tượng chủ thể của chương trình:

1. Các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

2. Đối với nhóm sản phẩm du lịch công đồng, du lịch sinh thái và du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc các tổ chức tương đương.

Trách nhiệm của Chủ thể trong chương trình:

Đối với cơ quan Nhà nước:

✔ Tổ chức xây dựng đề án, điều phối hoặc phối hợp làm việc với các bên để triển khai tư vấn đạt hiệu quả sát;

✔ Cơ quan tổ chức có tiếng nói cao nhất và uy tin để huy dộng nguồn kinh phí;

✔ Tham mưu, ban hành các nghị quyết thục hiện phù hợp để tao điều kiện cho tổ chức cá nhân phát triển theo chương trình OCOP.

Cơ quan Chính quyền các cấp :

✔ Quản lý trực tiếp các bộ phận, cá nhân trong hệ thống tổ chức theo trục dọc. Mục tiêu ban hành hỗ trợ tới nơi cho các Chủ thể tham dự theo OCOP;

✔ Điều chỉnh và phân bổ nguồn lực thông qua kênh tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp;

✔ Tổ chức chịu trách nhiệm triển khai cuộc thi sản phẩm OCOP theo cấp Huyện để đưa sản phẩm chất lượng đạt chuẩn, an toàn thực phẩm để thi vòng Tỉnh.

Các Tổ chức – Đoàn thể- Doanh nghiệp – Xã hội

✔ Liên minh hợp tác xã và Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân: Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP trọng tâm;

✔ Đơn vị tỉnh có những Hiệp hội doanh nghiệp theo ngành nghề  cùng hõ trợ và tham gia Chương trình OCOP;

✔ Đơn vị cấp dưới: với Hội Nông Dân kênh tuyên truyền chủ lực mang ý nghĩa then chốt để triển khai Chương trình OCOP;

✔ Đơn vị giáo dục dậy nghề theo cấp tỉnh, cấp huyện: Tư vấn và Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn đối với lực lượng chủ lực hoặc lực lượng tham gia chương trình để đạt được sự tập trung, phổ cập kiến thức nhanh, đạt được hiệu quả nhanh;

✔ Người Nông dân, hộ dân, hợp tác xã , đơn vị tổ chức nuôi trồng khâu cuối;

✔ Sản phẩm ocop : đáp ứng các tiêu chí theo bộ đánh giá, an toàn thực phẩm, được nghiệm thu bởi hội dồng các cấp có chuyên muôn trước khi được cấp chứng nhận OCOP.

2.5 Sản phẩm OCOP được hiểu như nào là đúng

Là Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của Chính phủ Mỗi xã – Một sản phẩm  gồm 06 ngành hàng: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm – nội thất – trang trí; và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

Trước tiên sản phẩm OCOP phải thuộc nhóm 6 sản phẩm sau:

(1) Nhóm sản phẩm Thực phẩm: Nông sản tươi sống, nông sản chế biến và các thực phẩm khác;

(2) Nhóm sản phẩm Đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn;

(3) Nhóm sản phẩm dược liệu gồm: Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và cá loại liệu khác;

(4) Nhóm sản phẩm Vải và may mặc gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi;

(5) Nhóm sản phẩm Lưu niệm – nội thất – trang trí gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại ….làm đồ lưu niệm, gia dụng;

(6) Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

San-pham-OCOP

2.6 Lợi ích khi Tổ chức, cá nhận tham gia Chương trinh OCOP

Sản phẩm chứng nhận OCOP mang lại thương hiệu, chất lượng tốt:

✔ Sản phẩm OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt. Hội đồng đánh giá gồm những cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như y tế, môi trường,…. Không chỉ vậy, việc đánh giá còn trải qua nhiều cấp khác nhau, từ cấp huyện tới tỉnh, sau đó lên Trung Ương.

✔ Những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đều có giấy chứng nhận quan trọng như VietGap, ISO,…

✔ Những ngôi sao đánh giá của một sản phẩm có được trải qua nhiều cơ quan thẩm định với các bộ phận chuyên môn. Cùng với đó là đánh giá của người đại diện tỉnh.

✔ Sản phẩm OCOP được đầu tư, chú trọng về nhiều mặt. Không chỉ chất lượng mà bao bì, hình thức sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm.

✔ Sau khi đạt được số sao, sản phẩm nằm dưới sự quản lý của cơ quan OCOP cấp tỉnh. Những sản phẩm từ 4 sao sẽ do cơ quan Trung Ương quản lý, kiểm nghiệm cũng như duy trì chất lượng.

✔ Một sản phẩm OCOP được tin dùng bởi số sao nhận được thể hiện được sự đầu tư, chú trọng trong các khâu. Từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản cho tới đầu ra.

Trên đây là một số thông tin về tiêu chuẩn OCOP. Có thể thấy, nếu thực hiện thành công chương trình thì không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà đời sống của người dân cũng được cải thiện. Sản phẩm Việt muốn vươn mình ra biển lớn cần đạt được những giấy chứng nhận quan trọng. Nỗ lực vì tương lai, chú trọng vào các quá trình để có được sản phẩm tốt nhất.

2.7 Quy trình Đánh giá Sản phẩm dạt Chứng nhận OCOP

Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:

  1. Cấp 1: Công tác đánh giá ở cấp huyện
  2. Cấp 2:  Công tác đánh giá ở cấp tỉnh
  3. Cấp 3: Công tác đánh giá tại ở cấp trung ương

Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan và mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.

Thông tin cơ bản về hồ sơ chuẩn bị cho Đánh giá Sản phẩm OCOP:

✔ Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm;

✔ Phương án và kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu;

✔ Giấy giới thiệu bố máy tổ chức theo mẫu quy định;

✔ Giấy đăng ký kinh doanh;

✔ Bán sảo công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp;

✔ Sảm phẩm mẫu.

2.8 Sản Phẩm OCOP đáp ứng tiêu chuẩn An toàn thực phẩm

Đối với Sản phẩm tham gia chương trình OCOP, các sản phẩm theo địa phương truyền thống đã được nhiều người biết đến và trào đón. Nhưng cơ bản để có mặt và đưa các sản phẩm đó lên kệ các siêu thị lớn hoặc trở thành hàng xuất khẩu. Đặc biệt là thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy đạt An tòa thực phẩm. Sản phẩm OCOP tương đối chất lượng và tốt nhưng trong đó sản phẩm được cấp giấy ATTP lại chưa được nhiều.

Các Sản phẩm OCOP lên được Chứng nhận này để có thể có tấm giấy thông hanh lưu hành : hệ thống siêu thị, bếp ăn cao cấp, hàng xuất khẩu,…. đó là chứng nhận Hữu Cơ VietGap trồng trọt, Chứng nhận HACCP, Chứng nhận ISO 22000

  • Chứng nhận Vietgap trồng trọt:

Là chứng nhận thực hành nông nghiệp hàng đầu tại nước ta. Những mô hình trồng trọt được cấp loại giấy chứng nhận này cần đảm bảo tiêu chí “sạch” lên hàng đầu. Hay nói cách khác, đầu ra của mô hình VietGap là những sản phẩm an toàn. Tiêu chuẩn VietGap đưa ra nhiều nguyên tắc, quy định trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Cần thực hiện các quy chuẩn quan trọng để có được sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người.

  • Chứng nhận HACCP

Chứng nhận HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Đối với HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống với tất cả các bước thể hiện trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an toàn chất lượng thực phẩm.

  • Chứng nhận ISO 22000:2018

Chứng nhận ISO 22000:2018 là hoạt động tổ chức chứng nhận đánh giá một doanh nghiệp/tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (phiên bản mới nhất). Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức/doanh nghiệp đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 22000:2018.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *