Sức đề kháng của tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúng khỏi các bệnh tật và môi trường không thuận lợi. Đây là một yếu tố then chốt trong sản xuất tôm thương mại và nuôi trồng.
1. Sức đề kháng của tôm quan trọng như thế nào?
1.1. Chống lại bệnh tật
Sức đề kháng giúp tôm chống lại vi khuẩn, virus, vi nấm, và các tác nhân gây bệnh khác. Khi có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, nó có khả năng chống lại các loại bệnh tật một cách hiệu quả.
1.2. Tăng cường sinh trưởng
Tôm khỏe mạnh và có sức đề kháng cao thường có khả năng tiêu hóa tốt hơn và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả từ thức ăn, từ đó tăng cường tốc độ sinh trưởng và phát triển của chúng.
1.3. Giảm tỷ lệ mắc bệnh
Khi tôm có sức đề kháng cao, tỷ lệ mắc các bệnh tật sẽ giảm, giúp sản lượng và hiệu suất trong nuôi trồng tăng lên.
1.4. Giảm rủi ro môi trường
Sức đề kháng cũng giúp tôm chịu đựng tốt hơn đối với các biến đổi môi trường như sự thay đổi nhiệt độ, độ pH của nước, và tác động của các chất độc hại.
1.5. Tăng giá trị thương mại
Tôm nuôi trồng có sức đề kháng tốt thường có chất lượng cao hơn và giá trị thương mại cao hơn trên thị trường.
Do đó, việc duy trì và nâng cao sức đề kháng của tôm là một phần quan trọng của quản lý và chăm sóc trong sản xuất và nuôi trồng.
2. 5 loại thức ăn tăng đề kháng cho tôm
2.1. Men vi sinh chứa lợi khuẩn cho đường ruột tôm
Các sản phẩm men vi sinh chứa những nhóm lợi khuẩn và enzyme có lợi cho đường ruột. Giúp bảo vệ đường ruột và tăng cường tiêu hóa. Việc bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm nhằm ổn định hệ vi sinh trong đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh và phòng ngừa những bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.
Mặt khác, men vi sinh đường ruột cho tôm được bổ sung liên tục trong khẩu phần ăn sau khi tôm thả nuôi được 20 ngày tuổi và được xem là một loại thức tăng đề kháng cho tôm, giúp tăng tỷ lệ sống trong vụ nuôi.
Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM. Với các ưu điểm vượt trội như:
- Kích thích quá trình tiêu hóa và sản xuất các enzyme như Protease, Amylase và chứa các Vitamin B, K.
- Hỗ trợ phân giải chất phức tạp, tăng cường hấp thu dinh dưỡng ở tôm gà giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR.
- Cải thiện hệ miễn dịch, tăng đề kháng và phòng ngừa mầm bệnh nguy hại.
- Bảo vệ ruột và giúp thành ruột vững chắc.
- Phòng các bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh đứt ruột, rỗng ruột hay bệnh phân trắng,…
Cách sử dụng:
- Hòa Microbe-Lift DFM vào nước sạch và trộn đều cùng thức ăn với liều lượng 0,5-1 gram/kg thức ăn, để ráo khoảng 20 phút sau đó cho tôm ăn.
- Sử dụng liên tục trong suốt vụ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Nên sử dụng khi mật độ tảo trong ao cao, môi trường ao nuôi dơ và sau khi tôm phải điều trị bệnh bằng kháng sinh.
2.2. Vitamin C
Tôm hay các loài thủy sản nói chung không có khả năng tổng hợp Vitamin C. Vì vậy, bổ sung Vitamin C là một điều cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm. Thông thường, có 2 cách để bổ sung Vitamin C đó là trộn vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp nước.
Cách sử dụng:
-
- Cho ăn với tần suất 1-2 lần/ngày với liều lượng 3-5g/kg thức ăn. Khi thời tiết thay đổi thì cho ăn với tần suất 1-2 lần/ngày nhưng tăng lên 5-7g/kg thức ăn.
- Hòa tan hỗn hợp vào nước rồi tạt xuống ao cho tôm ăn với liều lượng 1kg/2.000m3.
- Thời điểm tốt nhất cho ăn: Mùa hè vào buổi sáng và mùa đông vào buổi chiều.
2.3. Beta Glucan
Hợp chất Beta Glucan (hay β-glucan) được dùng trong ao nuôi với vai trò như một chất kích thích hệ miễn dịch. Hợp chất này có tác dụng tăng sức đề kháng cho tôm, giúp chúng chống chọi lại các nhóm vi khuẩn gây bệnh và thậm chí có chức năng ngăn chặn sự tác động của virus đốm trắng lên sức khỏe tôm. Thông thường, các hợp chất với chiết xuất từ Beta Glucan được dùng như một loại thức ăn tăng đề kháng.
Cách sử dụng: Cho tôm ăn cùng với thức ăn với liều lượng 0,5-2g/kg thức ăn. Tác dụng tăng đề kháng sau 7 ngày cho ăn.
2.4. Nucleotides
Nucleotides được chiết xuất chủ yếu từ trong tế bào nấm men. Trong một số thí nghiệm gần đây, Nucleotides được chỉ ra rằng có khả năng hỗ trợ tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tăng trưởng tối ưu khi bổ sung vào chế độ ăn uống cho tôm. Mặt khác, Nucleotides có vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu của tôm và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, Nucleotides còn có một số chức năng khác. Như cải thiện tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, tăng hiệu suất sinh sản.
Cách sử dụng: Bổ sung Nucleotides với liều lượng từ 3-5g/kg thức ăn sẽ kích thích tăng đề kháng và sinh trưởng.
2.5. Tỏi
Tỏi là một loại kháng sinh mạnh trong tự nhiên được ứng dụng phổ biến trong nuôi tôm và được dùng làm thức ăn tăng đề kháng cho tôm. Trong tỏi có chứa Allin (một loại axit hữu cơ). Khi nghiền sẽ kết hợp cùng enzym Allinase để tạo thành Allicin với khả năng kháng khuẩn, chống nấm. Tỏi hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp Protein, DNA và RNA. Từ đó kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật có hại.
Tỏi được sử dụng trong nuôi tôm như một loại kháng sinh mà vẫn đảm bảo an toàn, chất lượng và năng suất của vụ nuôi.
Cách sử dụng: Xay nhuyễn tỏi và trộn vào thức ăn cho tôm với liều dùng 3-5g bột tỏi/kg thức ăn.
Tăng cường sức đề kháng cho tôm là một việc làm cần thiết để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh, ít bị bệnh và mang lại năng suất cao. Sử dụng thức ăn là một trong những biện pháp hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho chúng. Hy vọng bài viết này Agri360 đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng thức ăn.