Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017- Về Nông nghiệp hữu cơ

Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017- Tiêu chuẩn đầu tiên của nước ta về Nông nghiệp hữu cơ.

Nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm an toàn, sạch và tốt cho sức khỏe đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Nông nghiệp hữu cơ trên toàn thế giới. Nắm bắt xu hướng tất yếu này, Việt Nam đã ban hành Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 – Tiêu chuẩn đầu tiên của nước ta về Nông nghiệp hữu cơ.

Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 là hệ thống các quy định về sản xuất, chế biến, ghi nhãn và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy Nông nghiệp hữu cơ phát triển tại Việt Nam. Việc áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống của người nông dân.

1. Nội dung của Tiêu chuẩn gồm có:

  • Phần 1:Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
  • Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
  • Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
  • Phần 4: Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.

Ngoài ra sẽ có một số tiêu chuẩn cho các sản phẩm đặc thù:

  • TCVN 11041-5:2017Phần 5: Gạo hữu cơ (Quy định về quá trình trồng lúa, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thành phẩm)
  • TCVN 11041-6:2018Phần 6:  Chè hữu cơ
  • TCVN 11041-7:2018 Phần 7: Sữa hữu cơ
  • TCVN 11041-8:2018 Phần 8Tôm hữu cơ
  • TCVN 11041-9:2023 Phần 9 : Mật ong hữu cơ.
  • TCVN 11041-10:2023 Phần 10: Rong biển hữu cơ
  • TCVN 11041-11:2023 về nấm hữu cơ, TCVN 11041-12:2023 về rau mầm hữu cơ và TCVN 11041-13:2023 về trồng trọt hữu cơ trong nhà màng, thùng chứa.

2. Những lợi ích khi Doanh nghiệp, tổ chức được chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ theo TCVN 11041:2017

  • Tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, không tồn dư chất kích thích hay thuốc bảo vệ thực vật, năng suất tăng, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng
  • Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong thị trường, đón đầu và thích ứng với xu hướng tiêu dùng ngày nay.
  • Mở ra cơ hội thâm nhập, xuất khẩu và phát triển các sản phẩm nông nghiệp vào các thị trường khó tính như EU hay Mỹ,
  • Nông nghiệp hữu cơ không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng mà còn cải thiện môi trường, phục hồi và cải thiện độ phì nhiêu màu mỡ của đất, nguồn nước ít bị ô nhiễm, duy trì sự đa dạng sinh vật.

3. Quy trình chứng nhận nông nghiệp hữu cơ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận

Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ

Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá

Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)

Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần

Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 2 năm)

Để được cấp GCN Doanh nghiệp cần đáp ứng 2 yêu cầu sau:

  • Các tài liệu áp dụng phù hợp thực tế và yêu cầu của tiêu chuẩn, đã tiến hành khắc phục các điểm chưa phù hợp, các điểm khuyến nghị và đã gửi lại bằng chứng khắc phục cho đoàn đánh giá.
  • Các kết quả phân tích mẫu đạt yêu cầu, quy định

Thời hạn hiệu lực

Thời hạn hiệu lực của chứng nhận nông nghiệp hữu cơ trong vòng 2 năm. Định kỳ 12 tháng/ lần doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá giám sát theo quy định. Đảm bảo Tiêu chuẩn luôn được áp dụng liên tục và cải tiến (nếu có). Kết quả của cuộc giám sát là cơ sở để tổ chức chứng nhận kết luận về việc duy trì GCN cho doanh nghiệp.

Sau thời hạn 2 năm, Viện ISSQ sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại (nếu Doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục duy trì Giấy chứng nhận) hoặc nâng cấp phiên bản.

Văn bản liên quan

Tài xuống

TCVN-11041-1.2017.pdf

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *