Trâu bò bị sốt và các loại thuốc điều trị hiệu quả

Sốt là một triệu chứng phổ biến ở trâu bò, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc do môi trường nóng bức. Khi trâu bò bị sốt, cần phải hạ sốt kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết này Agri360 sẽ giới thiệu top 3 loại thuốc hạ sốt cho trâu bò an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

1. Dấu hiệu trâu bò bị sốt

Trâu bò bị sốt
Trâu bò bị sốt

Trâu bò bị sốt thường có nhiệt độ cơ thể từ 40 – 41 độ C và đi kèm các triệu chứng như viêm niêm mạc mũi, chảy nước mũi lẫn dịch nhày và máu, mùi hôi, khó thở, thở khò khè, miệng loét và tróc ra thành từng mảng. Tại các điểm có da mềm có thể xuất hiện mụn đỏ đường kính 5mm – 6 mm.

Trâu bò bị sốt thường là triệu chứng của một số loại bệnh phổ biến như:

  • Bệnh viêm vú: Trâu bò bị bệnh sẽ làm cho bầy vị bị sưng, sốt và rất đau. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
  • Bệnh viêm hô hấp: Đây là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trâu bò. Khi bị viêm hô hấp, trâu bò có thể bị sốt cao lên đến 40 – 41 độ C.
  • Bệnh viêm xương khớp: Căn bệnh sẽ làm khớp khối của trâu bò sưng to, sốt và gây đau đớn.
  •  Bệnh tiên mao trùng: Trâu bò bị bệnh sẽ kén ăn, đi phân lỏng, đi lại khó khăn và bị sốt gián đoạn, có thể lên đến 40 – 41 độ C.
  • Bệnh tụ huyết trùng: Trâu bò bị bệnh này ở thể quá cấp sẽ dẫn đến sốt cao, hung dữ và có thể chế trong 24 giờ đồng hồ.
  • Bệnh lở mồm long móng: Trâu bò thường bị sốt cao, bỏ ăn hoặc ăn ít, uống nước nhiều và chảy bọt dãi.

2. Những loại thuốc hạ sốt cho trâu bò hiệu quả nhất

2.1 Thuốc hạ sốt cho trâu bò – dung dịch tiêm Antipain

Với thành phần chính là Analgin, Paracetamol, Diclofenac sodium, dung dịch tiêm Antipain hiệu quả hạ sốt trong các trường hợp sốt nóng, thần kinh, đau nhức cơ xương, thần kinh… trên gia súc.

Đồng thời, Antipain có khả năng giảm đau và viêm cấp bao gồm đau sau chấn thương, phẫu thuật, viêm đường hô hấp và đau cơ. Dung dịch có thể điều trị các chứng viêm khớp trên các loại gia súc như heo, trâu, bò, dê, cừu.

Thuốc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi được dùng cùng kháng sinh khi điều trị sốt cao ở bệnh LMLM, tai xanh, dịch tả… hoặc các bệnh truyền nhiễm.

Thuốc hạ sốt cho trâu bò Antipain
Thuốc hạ sốt cho trâu bò Antipain

Cách sử dụng:

  • Tiêm hạ sốt trâu bò bằng cách tiêm bắp sâu: 1ml/30 – 35kg thể trọng trâu bò
  • Có thể dùng từ 3 – 5 ngày cho đến khi trâu bò hồi phục.
  • Thời gian ngưng sử dụng thuốc đối với trâu bò thịt là 5 ngày

2.2 Thuốc hạ sốt Ketovet

Ketovet là một loại thuốc dạng bột bổ sung những thảo dược đặc biệt giúp hạ sốt, kháng viêm và giảm đau cấp tính trong hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa, viêm khớp, viêm phổi, viêm móng, giảm đau sau phẫu thuật. Thuốc có hiệu quả trên các loại gia súc, đặc biệt là trâu bò. Nhờ hai thành phần chính là Ketoprofen và tá dược vừa đủ, Ketovet có tác dụng nhanh, mạnh và kéo dài giúp tăng sức đề kháng cho trâu bò.

Thuốc hạ sốt cho trâu bò Ketovet
Thuốc hạ sốt cho trâu bò Ketovet

Cách sử dụng:

  • Trâu bò uống 1g/35 – 40kg thể trọng/ngày. Mỗi ngày uống 1 lần, trong vòng từ 1 – 3 ngày.
  • Thời gian ngừng sử dụng thuốc:. Đối với trâu bò lấy thịt cần ngừng sử dụng thuốc trước 1 ngày. Thuốc không có ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bò.

1.3 Thuốc hạ sốt Gluco K-C

Gluco K-C là dung dịch tiêm được khách hàng đánh giá cao trong việc điều trị được đánh giá cao trong quá trình điều trị hạ sốt, bổ gan, giải độc, tiêu viêm ở trâu bò. Ngoài ra, thuốc có thể giúp trâu bò hồi sức sau khi bị bệnh, sinh con, tăng sức đề kháng, chống xuất huyết và bổ máu. Thuốc Gluco K-C an toàn cho gia súc mang thai.

Thuốc hạ sốt cho trâu bò Gluco K-C
Thuốc hạ sốt cho trâu bò Gluco K-C
Thuốc hạ sốt cho trâu bò Gluco K-C

Cách sử dụng:

  • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
  • Mỗi ngày tiêm 1 lần từ 1ml/7-10 kg thể trọng

Kết luận:

Trên đây là top 3 loại thuốc hạ sốt cho trâu bò an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Bạn nên lựa chọn loại thuốc phù hợp với nguyên nhân gây sốt và tình trạng sức khỏe của trâu bò.

Lưu ý:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo hướng dẫn sử dụng.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của trâu bò sau khi sử dụng thuốc

Nguồn:  asunviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *