Cam Vinh là một loại cam đặc sản nổi tiếng của Nghệ An, được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Việc chọn giống cây cam Vinh tốt và áp dụng kỹ thuật trồng phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về giống cây cam Vinh và kỹ thuật trồng cam Vinh mang lại hiệu quả cao.
Cam Vinh là tên gọi của một loại quả thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó vào khoảng đầu thế kỷ 19, quả được mang về trồng ở làng Xã Đoài huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
Giống Cam Vinh có rất nhiều dòng khác nhau, nhưng dòng cam Xã Đoài từng được dùng làm cam tiến Vua. Ngày xưa, trái cam quý hiếm đến mức chỉ có Vua, Quan mới được thưởng thức. Ngày nay nhờ mang lại giá trị kinh tế cao nên nhiều bà con vùng lân cận cũng đã trồng giống cam này, tuy nhiên về giá trị khó có thể đánh giá được so với vùng đất Nghệ An.
Cam Vinh được thu hoạch vào mùa thu, từ cuối tháng 9 quả bắt đầu chín, thời điểm cam chín rộ kéo dài từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 âm lịch hằng năm.
Đặc điểm của cây cam Vinh
là giống cây thân gỗ ăn quả lâu năm, có quả khi chín vàng ăn ngọt, mùi rất thơm. Đặc biệt, khi bóc vỏ cam nước trái dính vào tay sau khi khô sẽ để lại chất kết dính rất đặc biệt. Cũng giống như những loại cây ăn quả khác, giống cam đặc sản này nổi bật với những đặc điểm hình thái sau:
Phần thân: Thuộc loại cây thân gỗ mọc xòe, thẳng đứng, cao từ 2 – 3m có nhiều cành to vươn ra, tán lá rộng xum xuê.
Phần lá: Lá cam có hình giống như trái trứng, dài khoảng 5 – 10cm, màu xanh đậm.
Phần hoa: Hoa cam Vinh có màu trắng, thường mọc đơn hoặc thành chùm. Khi nở hoa có mùi hương thơm nhẹ.
Phần quả: Quả cam Vinh tròn đều, mọng nước, màu vàng xanh. Khi chín trái có màu vàng sẫm nhìn rất bắt mắt.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Vinh
Đào hố
Để giúp cam non mới phát triển có thể thuận lợi lớn lên cần phải làm sạch cỏ dại. Để cây hấp thu được chất dinh dưỡng tối đa nên để cách xa và kích thức hổ khá rộngrộng 60 cm, sâu 60 cm.
Bón lót:
Bón lót giúp cây giống sinh trưởng một cách tốt nhất, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như sau:
– Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg/hồ
– Super lån: 0,5-0,7 kg/hồ
– Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hồ *
Thời vụ:
– Vụ Xuân trồng tháng 2-4.
– Vụ Thu trồng tháng 8-10.
Mật độ khoảng cách Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.
Cách trồng
Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hồ, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hổ 15-20 cm, việc này giúp phân hủy chất dinh dưỡng giúp cây hấp thu tối đa kho trồng cây xuống. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cầm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.
3. Chăm sóc sau khi trồng (Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam vinh.)
3.1. Tưới nước
Nước là phần không thể thiếu nếu muốn cây phát triển nhanh. Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trường. Sau đó tuỷ điều kiện sinh trường và thời tiết để tưới.
3.2. Bón thúc phân
Bón thúc phần khá quan trọng bởi trong thời điểm này là lúc cây cam vình đang phát triển mạnh cần lượng dinh dưỡng lớn để hấp thu, chuẩn bị cho quá trình ra hoa, đậu quả. Đồng thời khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ để cây có thể hấp thu chất dinh dưỡng tối đa, cỏ dại sẽ không lấy mất phần dinh dưỡng của cây. Khiến cây phát triển nhanh và đồng đều hơn.
*Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi
Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.
Lượng bón:
– Phân hữu cơ hoai mục: 5-20 kg
– Đạm Urê: 0,1-0,2 kg/cây
– Super lân: 0,2-0,5 kg/cây
– Kali: 0,1-0,2 kg/cây
*Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi
Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm thì mới có thể đem lại hiệu quả và năng suất cao.
– Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.
– Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.
– Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.
Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
– Phân hữu cơ hoai mục: 20-30 kg/cây
– Đạm Urê: 0,5-0,8 kg/cây
– Super lân: 0,5-1,0 kg/cây
– Kali: 0,1-0,3 kg/cây
– Vôi bột: 0,5-1 kg/cây
Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỷ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.
*Cách bón:
– Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.
– Bón tỉa cây: Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cảnh sâu bệnh… và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.
Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…
– Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hỗ.
Hãy cùng so sánh với các loại cam như cam Hà Giang, cam Trung Quốc không ngon băng cam vinh bởi: những loại cam này thường được trồng trên vùng núi cao, chịu lạnh nhiều ở những vùng đất cần cỗi nên thiếu nước, độ ẩm lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong quả cam ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng của quả cam.
Những kỹ thuật canh tác trên đây thường được người dân áp dụng và dần cải tiến sao cho cam vinh đạt chất lượng cao nhất. Chính vì phương pháp chăm sóc chặt chẽ này nên chất lượng cam vinh luôn đặt lên hàng đầu, không loại cam nào sảnh bằng.