Măng tây xanh, loại rau “quý tộc” với hương vị thơm ngon, giòn ngọt và hàm lượng dinh dưỡng cao, nay đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nhờ khả năng chịu hạn tốt và thích nghi với khí hậu nhiệt đới, măng tây xanh là lựa chọn lý tưởng cho bà con trong vụ xuân hè này. Xuất phát từ mong muốn đồng hành cùng bà con chinh phục giống rau này, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những lưu ý, thiếu sót và sai lầm trong quá trình chuẩn bị trồng măng tây xanh mà bà con hay gặp phải. Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
Contents
1. Không có sự chuẩn bị kỹ càng trong khâu làm đất
Măng tây xanh là cây có tuổi thọ khá lâu đời (5-8 năm tuổi thọ thu hoạch, 30 năm tuổi thọ cây). Chính vì vậy, chúng ta không cần xới xáo luân canh mùa vụ như các cây khác mà chỉ làm đất một lần duy nhất. Cứ hàng quý của năm chúng ta bổ sung thêm phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh và các loại phân hữu cơ khác.
2. Nghĩ rằng trồng măng tây cũng giống như trồng các cây truyền thống khác.
Măng tây là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên loại cây này đòi hỏi sự chăm sóc, phòng bệnh kỹ lưỡng hơn so với các loại cây trồng khác. Bà con chỉ cần trồng 1 lần. Thu hoạch được trung bình khoảng từ 5 – 8 năm. Nhưng chi phí đầu ban đầu khi trồng măng tây xanh cũng không nhỏ.
3. Khi trồng cây bằng hạt không nên tiến hành cải tạo đất trước 1 tháng
Nếu bà con trồng măng tây bằng cây giống thì cần cải tạo đất trước khoảng 1 tháng. Sau đó trồng măng tây là chưa hợp lý. Trong tài liệu kỹ thuật trồng măng tây của chúng tôi. Thời gian cải tạo đất tối thiểu là 2 tháng.
Nhưng có một số bà con đã tìm hiểu chưa rõ ràng. Bà con lựa chọn trồng măng tây xanh bằng hạt giống nhưng đã cải tạo đất 1 tháng trước khi ươm hạt. Thời gian từ lúc ươm hạt cho đến lúc trồng là khoảng 3 tháng. Như vậy, trường hợp này đất sẽ để trống 3 – 4 tháng. Cách tốt nhất là bà con nên cân đối thời gian làm đất. Sao cho khi cải tạo đất xong là có cây giống đủ cứng cáp để xuống trồng.
4. Không bố trí hệ thống tưới, thoát nước hợp lý
Cấp nước và thoát nước là yếu tố rất quan trọng trong quá trình trồng măng tây. Đặc biệt với các vườn măng tây diện tích lớn. Nếu bà con không bố trí được hệ thống tưới hợp lý sẽ rất hao tốn nhân lực. Và không đảm bảo được nước cấp đều cho cả vườn măng tây.
Bên cạnh đó nếu vườn măng tây không thoát nước được tốt. Và Vào mùa mưa bão, lượng mưa lớn, gây ngập úng kéo dài trong nhiều ngày. Điều này cũng sẽ điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển. Khắc phục hậu quả rất khó khăn
5. Cần xử lý cỏ dại triệt để (đặc biệt là cỏ gấu)
Bà con lưu ý rằng, đa số đất đai bây giờ đều bị bạc màu, độ pH không ổn định, vi khuẩn và nấm bệnh tiềm ẩn, cỏ dại/cỏ gấu phát triển. Đây là các nguyên nhân chính, sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của măng tây.
Theo nghiên cứu gần đây việc trồng măng tây thất bại đến từ nấm bệnh chiếm 80% tỉ lệ thất bại, cỏ dại/cỏ gấu chiếm 15% và 5% là các vấn đề khác Vì vậy, việc đầu tiên chúng ta làm đó là xử lý triệt để cỏ dại để tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Sau thời gian phơi, cày ải, diệt mầm bệnh, chúng ta tiến hành bổ sung phân chuồng (tối thiểu 30 khối/ha), phân xanh (vỏ đậu, tro, trấu, mùn cưa,.. 15 tấn/ha), phân vi sinh cải tạo đất và NPK vừa phải trộn lẫn với nhau cày ải với đất. Làm sao cho tầng canh tác 30cm chìm và 30cm nổi có đầy đủ dưỡng chất như trên.
Xử lý cỏ triệt để
Trên đây là những lưu ý mà bà con cần quan tâm khi trồng măng tây xanh. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích bạn có thể tham khảo trước khi trồng loại cây này. Đừng quên theo dõi Agri360 để cập nhật thêm những bài viết hay về các giống cây khác cũng như phương pháp trồng và chăm sóc.