Các phương thức nuôi hàu và dụng cụ cần thiết

Hàu là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng. Nuôi hàu là một ngành nghề kinh tế mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, có nhiều phương thức nuôi hàu khác nhau, mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các phương thức nuôi hàu phổ biến nhấtnhững dụng cụ cần thiết cho từng phương thức nuôi hàu.

1. Đặc điểm sinh trưởng của hàu

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của hàu. Ở vùng nhiệt đới nhiệt độ ấm áp nên tốc độ sinh trưởng của hàu rất nhanh. Quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm. Thí dụ loài Crassostrea paraibanensis có thể đạt chiều cao 15cm trong một năm (Singaraja 1980). Ở vùng ôn đới quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra trong mùa xuân-hè. Mùa thu-đông hàu gần như không sinh trưởng.

Sự sinh trưởng của hàu còn phụ thuộc vào mật độ. Ở Venezuela, hàu trong các đầm nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao ;nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng đạt 6cm trong vòng không đầy 6 tháng; Tốc độ sinh trưởng của hàu cũng khác nhau; tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng khác nhau; và do đặc tính riêng của từng loài (yếu tố di truyền); Một đặc điểm nổi bậc của hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6-12 tháng đầu tiên; sau đó chậm dần.

2. Đặc điểm sinh sản 

Hàu sinh sản
Hàu sinh sản

Giới tính: có hiện tượng biến tính (thay đổi giới tính) ở hàu; Trên cùng cơ thể có lúc mang tính đực, có lúc mang tính cái và cũng có khi lưỡng tính. Tỉ lệ lưỡng tính trong quần thể thường thấp.

Phương thức sinh sản: tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Nhóm Crassostrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong xoang màng áo của cá thể mẹ ;đến giai đoạn diện bàn hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ.

Mùa vụ sinh sản: ở vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4-6. Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới; Tác nhân chính kích thích đến quá trình thành thục và sinh sản của hàu là nhiệt độ, nồng độ muối và thức ăn có trong môi trường.

3. Các hình thức nuôi hàu phổ biến

3.1.Nuôi hàu trong đìa

Độ sâu của đìa nuôi hàu thương phẩm 1,2 – 1,5 m. Hàu giống có kích thước 3 – 4 cm, được nuôi trong rổ nhựa hình chữ nhật với kích thước (40 x 60 x 20) cm. Dùng lưới có kích thước mắt lưới 2 cm đậy bên trên rổ. Mật độ ương 200 con/rổ và các rổ được treo trên sợi dây. Hai đầu sợi dây là hai cọc xi măng. Khoảng cách giữa các rổ là 3 m. Diện tích đìa 800 – 1.000 m2.

Sau 3 – 5 ngày thì tiến hành vệ sinh rổ hàu một lần, đến khi rổ hàu sạch không còn bùn hay các vật bám vào. Trong quá trình vệ sinh thường xuyên kiểm tra và bắt cua hay cá con lọt vào lồng.

Hàng ngày phải thay nước theo thủy triều lên xuống đảm bảo đầy đủ thức ăn và dòng chảy cho hàu sinh trưởng. Cứ 10 ngày, dùng máy xịt có tốc độ vừa phải xịt sạch dụng cụ ương hàu.Sau 6 – 7 tháng, hàu đạt kích thước 80 – 90 mm/con (khoảng 10 – 12 con/kg) thì thu hoạch.

3.2. Hình thức nuôi hàu nổi

Nuôi hàu nổi
Nuôi hàu nổi

Để nuôi hàu nổi, yêu cầu độ sâu thủy vực > 4 m. Hàu giống được nuôi trong các lồng lưới tròn có 5 tầng với đường kính 0,5 m và chiều cao mỗi tầng 0,2 m. Các lồng lưới được treo vào một hệ thống dây nổi bởi các phao nhựa. Mỗi tầng lồng chứa khoảng 40 con hàu giống có kích cỡ 3 – 3,5 cm. Các lồng lưới này cách nhau khoảng 2 m.

Lưới bao xung quanh lồng có kích thước mắt lưới bằng 2 cm.Sau khi xuống giống 8 – 10 ngày, tiến hành vệ sinh lồng hàu một lần.Từ 7 – 9 tháng, hàu đạt kích thước thương phẩm tiến hành thu hoạch.

3.3. Nuôi trên lốp cao su

Một góc nhìn khác của việc nuôi hàu trên lốp xe cũ
Một góc nhìn khác của việc nuôi hàu trên lốp xe cũ

Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm.

Ngoài những thông tin về các phương thức nuôi hàu thương phẩm, còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

3.4. Nuôi bằng giàn

Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài khoảng 1,2 – 1,8 m; chiều rộng 0,1 m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5 – 7,5 m, chiều cao giàn khoảng 5 – 6 m; chôn sâu 1 – 2 m. Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Lồng nhỏ treo 32 – 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 – 6 tấn hàu nguyên con/giàn.

3.5. Nuôi hàu trên các lồng treo

Nuôi hàu trên các lồng treo
Nuôi hàu trên các lồng treo

Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4 m, kích cỡ mắt lưới là 2 cm.

Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3 – 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng, tiến hành thu hoạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *