Một số thông tin về loài hải sản này:
Cua biển đã rất đỗi quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là những ai sống ở biển. Ngoài cái tên cua biển thân thuộc, nhiều nơi còn gọi chúng là cua bể, cua sú, cua xanh, cua bùn… Và loài cua này thường sinh sống ở môi trường biển hoặc vùng vịnh ven biển. Nếu không phải người dân sinh sống ở vùng biển, am hiểu về hải sản, chắc chắn bạn sẽ khó lòng biết được cua biển có mấy loại. Chúng ta có thể tạm chia cua biển thành 2 loại chính: cua gạch và cua thịt.
1. Cua gạch:
- Cua gạch thơm ngon, chắc thịt khi vào mùa sinh sản
- Cua gạch có có chứa nhiều trứng ở hai bên mai
- Cua gạch là cua cái đã trưởng thành, gạch của chúng có màu son đỏ chứa đầy ở hai bên của mai cua. Khi mai cua đầy gạch cũng chính là lúc chúng chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh sản. Đây là thời điểm cua ngon nhất, thịt chắc ngọt, yếm màu vàng nâu, xung quanh có nhiều lông tơ nhỏ.
2. Cua thịt:
- Với loại này, chúng ta không phân biệt cua đực hay cua cái. Cua thịt có thịt rất chắc, nhiều thịt trong thân, càng và các chân.
- Bạn có thể nhận biết cua thịt thông qua việc quan sát yếm của chúng. Thường cua thịt có hình tam giác, vị thịt ngọt, dai và là loại cua có chất lượng tốt nhất.
Công dụng:
Rất nhiều bài báo, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã kết luận rằng cua biển có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của con người. Trong cua có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất khoáng, protein, omega-3, Vitamin B12, Natri,… nguồn dưỡng chất dồi dào và dễ tiêu này chính là điều quý giá nhất với cơ thể của chúng ta. Cụ thể:
1. Là thực phẩm tốt cho tim mạch:
- Trong thịt cua biển có chứa nhiều dưỡng chất đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ hệ tim mạch của con người như canxi, magie, omega-3…
- Bên cạnh đó, thịt cua còn chứa một lượng lớn Vitamin nhóm B. Loại Vitamin này chính là “thần dược” giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hỗ trợ tái tạo hồng cầu. Đẩy nhanh quá trình trao đổi axit-amin trong cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, chỉ cần bạn ăn 1 con cua biển 1 ngày là đã có thể bổ sung 100% vitamin B12 cho cơ thể rồi nhé!
2. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả:
- Selenium là chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ chất gây ung thư như cadmium, thủy ngân và arsenic, selen ra khỏi cơ thể. Và chất này có nhiều trong các loài hải sản có vỏ, trong đó có cua.
- Ngoài ra, Lysate chiết xuất từ máu xanh của cua được dùng để phát hiện viêm màng não, cột sống chống ung thư hiệu quả.
3. Cua biển tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
Trong cua có chứa hàm lượng Crom cực lớn, có tác dụng hỗ trợ insulin để chuyển hóa đường. Từ đó làm giảm mức độ glucose trong máu của cơ thể.
Hướng dẫn sử dụng:
1. Bí quyết lựa chọn cua biển chuẩn nhất:
- Xem càng: Kiểm tra kỹ màu của lớp da lụa giữa kẹt khuỷu của càng cua. Nếu lớp da này màu hồng hỏ hoặc sậm thì chứng tỏ cua nhiều thịt. Và thường cua mới bắt sẽ có lớp da này rất thẳng, căng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ, bị rọ lâu ngày sẽ có lớp da nhăn nheo, màu sắc kém tươi hơn.
- Bóp yếm: Dùng ngón tay nhấn nhẹ vào yếm cua. Nếu thấy cứng tay là cua chắc. Nếu yếm mềm thì cua đó ít thịt.
- Kiểm tra đầu đùi: Có thể bóp vừa tay nếu thấy cua giãy giụa toàn bộ các chi, càng thì cua còn khỏe, thịt ngon. Nếu cua giãy yếu hoặc không phản ứng thì có thể cua đã yếu và sắp chết, thịt không tươi ngon, mủn và nhiều nước.
2. Cách chế biến cua biển:
Có hàng trăm công thức khác nhau để bạn có thể hô biến cua biển thành món ngon khó cưỡng. Từ hấp, luộc, sốt, cho tới lẩu, súp, cháo…
Điều kiện bảo quản:
- Để cua ở nơi mát mẻ, độ ẩm vừa đủ, tránh nơi ngập nước hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bạn cũng có thể vẩy một chút nước lên mình cua rồi đặt khăn ẩm, ao tải hoặc giấy báo phủ lên trên để hạn chế tối đa việc cua tiếp xúc với nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.
- Tuyệt đối không đậy kín để không khí có thể lọt vào cho cua thở.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể giữ cua sống ở trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp, tốt nhất là từ 10 – 15 độ C.
*** Lưu ý:
Mặc dù trong cua biển có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vừa nêu trên, nhưng chúng cũng chứa hàm lượng cholesterol và natri rất cao:
- Trung bình một phần thịt cua 75 gram có tới 911 mg natri. Nếu nạp quá nhiều Natri vào cơ thể có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp.
- Chưa hết, cũng trong 75 gram thịt cua có tới 45mg Cholesterol. Nếu tiêu thụ lớn hơn 300mg cholesterol mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Chính vì thế, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thịt cua cùng lúc. Hãy chia chúng thành nhiều bữa nhỏ trong tuần để cơ thể không bị quá tải.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.