Cây Actiso cao từ gần 1m đến hơn 2m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa màu tím nhạt, với lá bắc ngoài của cụm hoa đầy và nhọn.
Phân bổ thu hái và chế biến
Actiso được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, và Tam Đảo, cũng có thể trồng được ở đồng bằng. Lá thường được hái khi cây sắp hoặc đang ra hoa, sau đó rọc bỏ sống lá và phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học
Hoạt chất của Actiso chưa được xác định rõ, nhưng trong lá có chứa một chất đắng gọi là xynarin. Ngoài ra, còn chứa inulin, tannin, các muối hữu cơ của kali, canxi, magie, natri.
Tác dụng dược lý
Actiso có tác dụng tăng lượng nước tiểu và giảm ure trong nước tiểu. Nó cũng giúp giảm lượng cholesterin và ure trong máu, đồng thời không có tác dụng độc.
Công dụng và liều dùng
Ngoài việc sử dụng đế hoa và lá bắc để ăn, Actiso còn được dùng trong điều trị yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, cũng như sưng khớp xương. Liều dùng thường là 5-10% thuốc sắc hoặc 2-10g cao lỏng mỗi ngày, có thể chế thành thuốc viên hoặc dung dịch tiêm dưới da hoặc mạch máu.
Điều kiện bảo quản
Các sản phẩm cao atiso thường có thời hạn sử dụng lên đến 24 tháng. Sau mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần đậy kín nắp, đặt sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên sản phẩm.
Tủ lạnh cũng là một giải pháp tuyệt vời cho việc bảo quản cao atiso được tốt nhất. Với cách này bạn sẽ cảm nhận được cách sử dụng cao atiso nguyên bản của người Đà Lạt, cao lạnh và hơi cứng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.