Cây đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá. Thảo dược này không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn được áp dụng trong y học cổ truyền nhằm cải thiện sức khỏe và điều trị một số bệnh lý thông thường.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Cây gỏi cá, Nam dương sâm Tên khoa học: Polyscias fruticosa L Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae)
Phân nhóm: Đinh lăng lá nhỏ, Đinh lăng lá to, Đinh lăng lá tròn, Đinh lăng đĩa, Đinh lăng viền bạc và Đinh lăng lá răng
2. Đặc điểm sinh thái
– Là loài thân nhỏ, có chiều cao trung bình từ 0.75 – 1.5m.
– Thân nhẵn và không có gai.
– Lá kép và xẻ dài khoảng 20 – 40cm. Lá chét có răng cưa không đều và có mùi thơm nhẹ.
– Hoa mọc thành cụm chùy ngắn từ 7 – 18mm, hoa nhỏ có màu trắng nhạt.
– Quả dẹt từ 3 – 4mm và dày khoảng 1mm.
3. Phân bố
Thảo dược này có nguồn gốc từ đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Hiện nay cây đinh lăng được trồng ở nhiều địa phương ở nước ta. Ban đầu cây được trồng để làm thực phẩm và làm cảnh. Gần đây, nó được sử dụng như một loại dược liệu.
Thành phần
Rễ cây đinh lăng là bộ phận chứa nhiều thành phần hóa học nhất, lá, cành và thân chứa với nồng độ thấp hơn. Nó có chứa 8 loại saponin (một vài loại tương tự như thành phần trong sâm), glucosid, tanin, khoảng 13 loại axit amin (cystein, methoonin, lyzin,…), alcaloid, vitamin B1, B2, B6,…
Công dụng
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
+ Tác dụng tăng cường thể lực, giảm stress: Cây có chứa các thành phần tương tự như sâm nhung có khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi, oxy hóa và giảm lo âu, mệt mỏi và tăng cường miễn dịch.
+ Bảo vệ gan Giảm sưng và viêm Giảm đau khớp Kích thích tiểu tiện Điều trị hen suyễn: Dịch chiết cồn từ thảo dược này có tác dụng chống histamin và chống hen suyễn. Tăng trí nhớ và thời gian sống (thực nghiệm trên chuột già)
– Theo y học cổ truyền: Lá chữa cảm sốt, sưng tấy và mụn nhọt Thân và cành chữa tê thấp, đau nhức lưng Rễ là thuốc bổ, lợi tiểu
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.